Bác sĩ thể thao bóc mẽ vạn lý do "chăm tập nhưng không khỏe" của giới trẻ

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 21:30 19/11/2021

Bạn dốc sức chạy bộ mà vẫn yếu, chăm tập yoga mãi không khỏe… bác sĩ thể thao Nguyễn Ngọc Anh Tuấn sẽ chỉ ra lỗi sai cơ bản và mách nước chiêu tập luyện cực khoa học trong bài viết này.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Anh Tuấn là tiến sĩ y học thể thao của Đại học Thể Thao Bắc Kinh. Hiện, anh vừa giảng dạy đại học trong nước, vừa làm huấn luyện viên thể chất kiêm bác sĩ chăm sóc cho cầu thủ giải bóng rổ nhà nghề. Với chuyên môn cao cấp, bác sĩ sẽ làm vỡ ảo tưởng "cứ tưởng tập nhiều là khỏe" của bạn bấy lâu nay!

Bác sĩ thể thao bóc mẽ vạn lý do chăm tập nhưng không khỏe của giới trẻ - Ảnh 1.

Chăm tập nhưng vẫn không khỏe, vì sao?

Bác sĩ Tuấn gặp vô số người tập luyện chăm chỉ, song cả sức khỏe lẫn vóc dáng đều "dậm chân tại chỗ". Có cả tá lý do cho điều này: tập sai tư thế, hít thở sai cách, ăn uống sai món… Đôi khi, chúng ta thấy các bài tập "giật tít" trên mạng, ở nhà sống chết tập theo mà bỏ quên đến hiệu quả. Nếu tập luyện sai quá lâu, bạn còn có thể gặp phải nhiều nguy cơ về bệnh lý khó lường.

"Cơ thể khỏe mạnh không chỉ đến từ tập luyện cho bên ngoài, mà còn phải quan tâm chăm sóc từ bên trong. Bạn tập nặng 1h mỗi ngày, song 23h còn lại bỏ bê chăm sóc cơ thể, ăn uống qua loa, thức khuya quá độ, stress bủa vây… thì sức khỏe không tốt lên được", bác sĩ Tuấn cho hay.

Khoa học thể thao có câu nói nổi tiếng thế này: "Work hard, work smart, work consistently" (Tập chăm chỉ, Tập thông minh, Tập bền bỉ). Ai cũng tưởng "chăm tập là đủ", song bác sĩ nói "tập thông minh mới khỏe". Khỏe mạnh không chỉ là tập thể dục mà cần lắng nghe và theo dõi cơ thể để xây dựng lối sống khoa học, lâu dài.

Bác sĩ thể thao bóc mẽ vạn lý do chăm tập nhưng không khỏe của giới trẻ - Ảnh 2.

Cách lắng nghe cơ thể để khỏe từ trong ra ngoài

Lắng nghe cơ thể từ bên trong chính xác nhất là dựa vào các chỉ số sức khỏe khoa học. Nồng độ oxy trong máu có thể tiết lộ nhiều về sức khỏe hệ tim mạch trong khi chỉ số giấc ngủ và stress mang báo hiệu cho tình trạng của cơ thể trước khi xuất hiện bệnh dạ dày, thiếu máu não...

Việc theo dõi chỉ số khi tập luyện thể thao càng cần thiết hơn, giúp đánh giá cường độ tập luyện, độ phù hợp để đề ra phương án điều chỉnh cần thiết. Khi làm việc với vận động viên, đặc biệt vào giai đoạn tập luyện nặng, bác sĩ Tuấn luôn phải theo dõi nhịp tim khi họ mới ngủ dậy. Sự thay đổi nhịp tim sẽ phản ánh rõ khả năng đáp ứng của cơ thể với bài tập trước đó.

Bác sĩ Tuấn nhận định lối sống đô thị thời nay thực ra "không phù hợp" với đặc điểm sinh học tiến hóa ban đầu của loài người. Cơ thể luôn phải tìm cách thích nghi khi rơi vào những trạng thái "không thoải mái" khác nhau: sáng bỏ bữa, trưa không nghỉ, chiều áp lực, tối chạy deadline, khuya mất ngủ. Quá trình thích nghi này được thể hiện qua các chỉ số sinh lý học, mà nếu không có thiết bị sẽ rất khó theo dõi.

‘Bảo bối" theo dõi chỉ số sức khỏe

Vừa xoay chiếc đồng hồ Garmin đeo trên cổ tay, bác sĩ Tuấn cũng chia sẻ về loạt công nghệ hữu ích của thiết bị này với người chơi thể thao cũng như những ai quan tâm về sức khỏe cá nhân. Chiếc đồng hồ Garmin có thể đo được các chỉ số liên quan tới Tim mạch, sức khỏe và vận động, Từ các lời nhắc vận động khi bạn ngồi quá lâu cho đến đưa ra lời khuyên để cải thiện giấc ngủ.

"Các chỉ số đặc biệt như Body Battery và Stress Tracking rất hữu ích. Các chỉ số này giúp chúng ta đặt ra mục tiêu và kế hoạch tập luyện tiếp theo trong ngày. Ví dụ, sau khi trải qua một ngày dài tương đối mệt mỏi, các chỉ số đều xuống rất thấp, thì sẽ chỉ nên lựa chọn bài tập vừa sức, tránh việc quá tải dẫn tới nhiều rủi ro khi tập luyện", bác sĩ chia sẻ.

Bác sĩ thể thao bóc mẽ vạn lý do chăm tập nhưng không khỏe của giới trẻ - Ảnh 3.

Sleep Score là tính năng yêu thích của bác sĩ khi đưa ra thống kê về giấc ngủ qua dữ liệu nhịp tim, HRV, mức độ bão hòa oxy, nhịp thở và dữ kiện hoạt động trong ngày. Anh thường yêu cầu vận động viên đeo đồng hồ lúc ngủ để đánh giá chất lượng giấc ngủ, qua đó điều chỉnh giáo án tập và chăm sóc cơ thể phù hợp. Bản thân bác sĩ cũng trưng dụng Garmin Venu 2 để đo thời gian ngủ, chất lượng và độ sâu giấc ngủ sau mỗi đêm.

Đôi lúc vì công việc, tôi sẽ có những giấc ngủ ngắn dài, chất lượng khác nhau, Garmin sẽ tự động đánh giá và cho tôi những lời khuyên tốt nhất để giúp tôi có được giấc ngủ chất lượng nhất. Ngủ đủ giấc vào ban đêm sẽ khiến bạn cảm thấy vui vẻ, sảng khoái và tràn đầy năng lượng để bắt đầu ngày mới vào sáng hôm sau - Bác sĩ Tuấn vui vẻ chia sẻ.

Bác sĩ Tuấn cũng đề cập đến chức năng Workout Animation trên Garmin, giúp người dùng tập luyện đúng cách, đúng kĩ thuật để nâng cao hiệu quả và phòng tránh chấn thương. Hình ảnh mô phỏng động tác chuẩn xác và dễ hiểu giúp tập luyện đúng cách. Bên cạnh đó, đồng hồ thông minh Garmin có thể giúp bất kỳ ai tự xây dựng các thói quen tốt cho sức khỏe như đi bộ nhiều hơn, ít ngồi một chỗ hơn, quan tâm hơn tới hơi thở, chăm uống nước, kiểm soát stress và nhiều mặt tích cực khác trong cuộc sống. Ngoài ra, bác sĩ Tuấn đánh giá cao pin của thương hiệu đồng hồ thông minh đến từ Mỹ này, sau 3 ngày dùng vẫn còn 70%, giúp bạn theo dõi sức khỏe thông suốt và liền mạch.

Sức Khỏe là một lựa chọn của chuỗi thói quen lành mạnh mỗi ngày. Hãy chọn Sức Khỏe cùng Garmin. Tìm hiểu thêm về công nghệ Khoa Học Sức Khỏe hàng đầu của Garmin tại https://bit.ly/325gHUm.

Đừng bỏ lỡ ưu đãi Black Friday sale sập sàn tại Garmin với hàng loạt dòng sản phẩm đồng hồ thông minh giảm giá cực tốt: https://bit.ly/3kPZG7s.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày