Để đạt điểm cao trong bài thi cuối kỳ, nhiều học sinh phải học tập, ôn luyện ngày lẫn đêm, phụ huynh cũng căng thẳng không kém lo con điểm kiểm tra thấp.
Áp lực vào "trường top" đè nặng khiến không ít học sinh ngay từ tiểu học đã phải gồng mình chạy theo lịch ôn luyện gắt gao. Nếu không đạt được nguyện vọng, nhiều em tự coi mình là kẻ thất bại.
Khác với những trường công lập tuyển sinh đúng tuyến, một số trường chất lượng cao, trường nóng tuyển sinh đầu cấp đưa ra tiêu chí phụ, cộng điểm ưu tiên khiến học sinh bị áp lực điểm số, học thêm.
Con trai lớp 12 của tôi kể, không ít lần, vài bạn của con muốn tự tử vì cuộc đời vô vọng, nhiều áp lực. Bản thân con, có lần bị bố mắng và buồn, hoặc thấy thi cử học tập quá nhiều căng thẳng nên cũng từng thoáng có ý nghĩ muốn… “giải quyết vấn đề”.
"Khi không đạt được kết quả như mong muốn, buồn rầu là điều đương nhiên, nhưng các em hãy nâng niu, ôm lấy chính cảm xúc đó của mình và cho bản thân ‘giới hạn buồn’, coi đây là bài học để từ đó khắc phục", Ths Đỗ Trang - Chuyên gia tâm lý.
Sau khi biết điểm thi tại mỗi kỳ thi quan trọng, những sự việc đáng tiếc lại xảy ra. Nguyên nhân do trẻ phải đối diện với áp lực quá lớn mà bản thân các em không có cách nào vượt qua.