Ảnh trái bóng World Cup phải cắm sạc trước mỗi trận đấu gây bão mạng - thực hư ra sao?

Tiêu Dao, Theo Nhịp Sống Thị Trường 22:00 30/11/2022

Hình ảnh trái bóng Al Rihla được cắm sạc khiến dân mạng thích thú.

Những quả bóng Al Rihla chính thức được sử dụng cho World Cup ở Qatar được trang bị công nghệ cao đến mức chúng không chỉ cần được bơm đầy hơi mà còn cần sạc điện.

Được sản xuất bởi Adidas, trái bóng Al Rihla (có nghĩa là hành trình trong tiếng Ả Rập) trang bị một cảm biến bên trong để đo dữ liệu tốc độ và hướng, đồng thời cho phép VAR có thể theo dõi cầu thủ chạm bóng việt vị hay chưa.

Ảnh trái bóng World Cup phải cắm sạc trước mỗi trận đấu gây bão mạng - thực hư ra sao? - Ảnh 1.
Ảnh trái bóng World Cup phải cắm sạc trước mỗi trận đấu gây bão mạng - thực hư ra sao? - Ảnh 2.

Hình ảnh các quả bóng Al Rihla phải được cắm sạc trước mỗi trận đấu khiến dân mạng thích thú

Một bức ảnh đáng kinh ngạc được đăng trên Reddit cho thấy những quả bóng sặc sỡ này đang được sạc giống hệt những chiếc điện thoại thông minh trước trận đấu.

Rõ ràng, so với thời người dùng phải săn lùng 1 chiếc bơm xe đạp, sau đó nhỏ một chút dầu hoặc bơ vào một cây kim nhỏ để bơm không khí vào quả bóng, những trái bóng đã “tiến hóa” quá nhiều.

Cảm biến bên trong bóng được cung cấp năng lượng bằng một loại pin nhỏ mà theo Adidas, nó có thể sử dụng liên tục trong 6h hoặc tối đa 18 ngày nếu không sử dụng.

Cảm biến này chỉ nặng 14 gram, cho người bên ngoài theo dõi quả bóng theo thời gian thực nhờ các camera bố trí xung quanh sân, giúp trọng tài xác định lỗi việt vị và các quyết định đáng ngờ khác.

Ảnh trái bóng World Cup phải cắm sạc trước mỗi trận đấu gây bão mạng - thực hư ra sao? - Ảnh 3.

Maximilian Schimidt, đồng sáng lập kiêm CEO của Kinexon, đơn vị sản xuất cảm biến, cho biết: “Bất cứ khi nào quả bóng được đá, đánh đầu, ném, thậm chí là chạm vào, hệ thống sẽ ghi nhận nó ở tốc độ 500 khung hình/giây.

Dữ liệu được gửi theo thời gian thực từ các cảm biến đến hệ thống định vị cục bộ (LPS), bao gồm việc thiết lập ăng ten mạng ở xung quanh sân bóng để lấy và lưu trữ dữ liệu để sử dụng ngay lập tức. Khi quả bóng bay ra khỏi sân và một quả bóng mới thay thế, hệ thống phụ trợ của Kinexon sẽ tự động chuyển sang đầu vào dữ liệu của quả bóng mới mà không cần sự can thiệp của con người”, Schmidt cho biết.

Ảnh trái bóng World Cup phải cắm sạc trước mỗi trận đấu gây bão mạng - thực hư ra sao? - Ảnh 4.

Công nghệ “mắt diều hâu” (Hawk-Eye) cũng sẽ kết hợp với cảm biến này để theo dõi chính xác hơn việc quả bóng đã đi qua vạch vôi hay chưa.

“Đối với sân khấu lớn nhất của mọi môn thể thao, chúng tôi tìm cách biến những điều không thể thành có thể bằng cách tạo ra quả bóng FIFA World Cup nhanh nhất và chính xác nhất cho đến nay”, Franziska Loffelmann - Giám đốc thiết kế đồ họa bóng đá và trang phục tại Adidas cho biết.

Đây chắc chắn là quả bóng có công nghệ cao nhất từ trước đến nay. Và tất nhiên, giá của nó không hề rẻ. Những người hâm mộ muốn mua một quả bóng tương tự - tất nhiên không bao gồm cảm biến bên trong - phải bỏ ra khoảng 160 USD.