Ảnh: Theo chân bác sĩ nơi "thành trì" cuối cùng giành lại sự sống cho các F0 nguy kịch, phải thở máy ở TP.HCM

Tứ Quý, Theo Nhịp Sống Việt 00:00 08/08/2021
Chia sẻ

Một nhân viên y tế sẽ phụ trách theo dõi 3 - 4 bệnh nhân Covid-19 mỗi đêm, nếu ca nào diễn biến nặng có dấu hiệu nguy kịch, sẽ tiến hành cấp cứu ngay tại chỗ, giành lại sự sống cho bệnh nhân.

"Có bệnh nhân 1 ngày thở hết 6 bình oxy"

Sau hơn khoảng 2 tuần đi vào hoạt động, Trung tâm Điều trị bệnh nhân Covid-19 của Bệnh viện Quân y 175 (quận Gò Vấp, TP.HCM) đã tiếp nhận và điều trị cho những bệnh nhân nặng, đang đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết. Đây cũng là "thành trì" cuối cùng mà bác sĩ phải chiến đấu với "tử thần" để giành lấy sự sống cho bệnh nhân Covid-19.

Theo chân vào từng phòng điều trị mới thấy sự bản lĩnh, kiên cường của những "chiến sĩ" áo trắng đang ngày đêm chiến đấu với Covid-19 ở mức cao nhất. Một nhân viên y tế sẽ phụ trách theo dõi 3 - 4 bệnh nhân Covid-19 mỗi đêm, nếu ca nào diễn biến nặng có dấu hiệu nguy kịch, sẽ tiến hành cấp cứu ngay tại chỗ.

Trước khi vào làm việc trong phòng điều trị, các nhân viên y tế phải mang đồ bảo hộ cấp 4, đây là cấp cao nhất cho nhân viên y tế trong khu vực nguy hiểm. Sau khi mặc đồ bảo hộ xong, nhân viên y tế sẽ ghi tên phía sau lưng áo để dễ nhận biết

Nơi phòng bệnh điều trị cho bệnh nhân chỉ nghe tiếng máy thở, tiếng máy monitor kêu từng hồi đều đặn, xen kẽ khiến chúng tôi có cảm giác thật ám ảnh. Những bệnh nhân đang nằm bất động trên giường và được nối chi chít ống vào người phải chiến đấu từng ngày với "tử thần" để giành lại sự sống cho chính mình, thật đau lòng khi phải chứng kiến những hình ảnh này.

"Điều trị cho bệnh nhân Covid-19 có nhiều áp lực như nguy cơ lây nhiễm, áp lực bệnh nhân trở nặng và việc điều trị cho bệnh nhân nặng thì lâu và dai dẳng hơn. Động lực lớn nhất với tôi khi cố gắng từng ngày làm việc là được nhìn thấy bệnh nhân được hồi phục, xuất viện trở về.

Có không ít lần tôi cảm thấy buồn, đau lòng khi không cứu được bệnh nhân, phải chứng kiến cảnh các gia đình mất đi người thân. Những lúc như thế có nhiều cảm xúc đan xen lắm, nhưng chỉ trong phút chốc thôi, sau đó tôi phải lấy lại tinh thần để tiếp tục làm việc", bác sĩ Tạ Văn Bạch chia sẻ sau khi vừa kiểm tra tình hình bệnh nhân.

Ảnh: Theo chân bác sĩ nơi “thành trì” cuối cùng giành lại sự sống cho các F0 nguy kịch, phải thở máy ở TP.HCM - Ảnh 2.

Bác sĩ Tạ Văn Bạch chia sẻ về những câu chuyện trong quá trình điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng

Bác sĩ Bạch cũng kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện buồn nhưng đầy kỳ tích về bệnh nhân Covid-19 đầu tiên tên B.T.T nhập viện tại đây.

"Hôm đầu tiên bệnh nhân T. được vào nhập viện cùng với chồng. Cả gia đình bệnh nhân T. có 5 người đều mắc Covid-19. Khi nhập viện, bệnh nhân này có tình trạng bệnh nặng, suy hô hấp, nguy kịch phải đặt nội khí quản. Người chồng không cần thở oxy. Do triệu chứng nhẹ nên được chuyển đi xuống tầng khác phù hợp hơn để điều trị. Tuy nhiên, rất tiếc chỉ sau 4 ngày con gái bệnh nhân gọi báo cho chúng tôi chồng bệnh nhân đã tử vong", bác sĩ Bạch nhớ lại.

Bác sĩ kể thêm: "Tình hình bệnh nhân T. lúc đó rất nguy kịch nên được các bác sĩ tiến hành đặt nội khí quản và lọc máu liên tục, rất may mắn là hiện tại bệnh nhân đã thở được. Đó là kỳ tích đối với bệnh nhân và với cả những bác sĩ như chúng tôi. Khi nhận bệnh nhân này, chúng tôi chưa thành lập Trung tâm điều trị hồi sức nên nhận bệnh nhân về điều trị ở khoa Truyền nhiễm, lúc đó bệnh nhân rất nguy kịch. Tôi và các bác sĩ đã chiến đấu cùng bệnh T. từ những ngày đầu tiên, lúc đó 1 ngày bà T. thở hết 6 bình oxy".

Ảnh: Theo chân bác sĩ nơi “thành trì” cuối cùng giành lại sự sống cho các F0 nguy kịch, phải thở máy ở TP.HCM - Ảnh 3.

Phòng điều hành của Trung tâm

Ảnh: Theo chân bác sĩ nơi “thành trì” cuối cùng giành lại sự sống cho các F0 nguy kịch, phải thở máy ở TP.HCM - Ảnh 4.

Bác sĩ trong phòng điều hành quan sát bệnh nhân qua camera rồi liên lạc với bác sĩ, y tá và điều dưỡng tại phòng điều trị qua điện đàm

Sự bản lĩnh, kiên cường của những "chiến sĩ" áo trắng

Theo bác sĩ, mọi sự trao đổi giữa điều dưỡng trưởng, bác sĩ với các đồng nghiệp bên ngoài là qua điện đàm.

Các bác sĩ bên ngoài sẽ cùng nhau theo dõi qua màn hình khổng lồ được chia thành 25 màn hình nhỏ tại phòng điều hành của Trung tâm. Trên màn hình camera thể hiện rõ từng phòng của bệnh nhân. Tại đây các bác sĩ phải theo dõi chặt chẽ các bệnh nhân 24/24 giờ vì diễn biến của những ca Covid-19 chuyển nặng rất nhanh.

Mọi hoạt động bình thường nhất trong bộ đồ bảo hộ đều trở nên khó khăn và tốn sức vô cùng nhưng các y, bác sĩ, điều dưỡng viên ở đây liên tục di chuyển, cấp cứu, hỗ trợ bệnh nhân giữa các phòng điều trị suốt ca trực, khi nào nhận thấy bệnh nhân tạm ổn thì mới dám ra hành lang nghỉ ngơi chốc lát. Cứ thế những "chiến sĩ" cứ thay phiên nhau túc trực ngày đêm bên các bệnh nhân, cùng họ chiến đấu giành lại sự sống.

Ảnh: Theo chân bác sĩ nơi “thành trì” cuối cùng giành lại sự sống cho các F0 nguy kịch, phải thở máy ở TP.HCM - Ảnh 5.

Các nhân viên y tế liên tục đi lại giữa các phòng điều trị để theo dõi và chăm sóc bệnh nhân

Ảnh: Theo chân bác sĩ nơi “thành trì” cuối cùng giành lại sự sống cho các F0 nguy kịch, phải thở máy ở TP.HCM - Ảnh 6.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân Covid-19 đang phải thở máy

Ảnh: Theo chân bác sĩ nơi “thành trì” cuối cùng giành lại sự sống cho các F0 nguy kịch, phải thở máy ở TP.HCM - Ảnh 7.

Điều dưỡng chụp lại màn hình máy monitor để gửi đến bác sĩ kiểm tra và có hướng can thiệp kịp thời

Ảnh: Theo chân bác sĩ nơi “thành trì” cuối cùng giành lại sự sống cho các F0 nguy kịch, phải thở máy ở TP.HCM - Ảnh 8.

Nhân viên y tế điều chỉnh thiết bị cho phù hợp với tình trạng của bệnh nhân

Ảnh: Theo chân bác sĩ nơi “thành trì” cuối cùng giành lại sự sống cho các F0 nguy kịch, phải thở máy ở TP.HCM - Ảnh 9.

Các bệnh nhân được chuyển đến đây đều có tiên lượng nặng nên phải có sự hỗ trợ từ rất nhiều loại thiết bị y tế để duy trì sự sống

Ảnh: Theo chân bác sĩ nơi “thành trì” cuối cùng giành lại sự sống cho các F0 nguy kịch, phải thở máy ở TP.HCM - Ảnh 10.

Các bác sĩ điều trị đặc biệt luôn phải lưu ý, cần theo dõi và xử trí hết sức khẩn trương đối với bệnh nhân đang trở nặng

Công tác chăm sóc và điều trị phải đảm bảo an toàn cho bản thân y, bác sĩ cũng như đảm bảo phòng chống truyền nhiễm trong khoa

Ảnh: Theo chân bác sĩ nơi “thành trì” cuối cùng giành lại sự sống cho các F0 nguy kịch, phải thở máy ở TP.HCM - Ảnh 12.

Nhân viên y tế ghi chép lại những điều cần nhớ để phục vụ công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân

Ảnh: Theo chân bác sĩ nơi “thành trì” cuối cùng giành lại sự sống cho các F0 nguy kịch, phải thở máy ở TP.HCM - Ảnh 13.

Điều dưỡng viên Vũ Thị Yến, Khoa Hồi sức ngoại, BVQY 175 được tăng cường vào làm việc tại Khoa Điều trị bệnh nhân Covid-19 nguy kịch từ ngày đầu thành lập

Ảnh: Theo chân bác sĩ nơi “thành trì” cuối cùng giành lại sự sống cho các F0 nguy kịch, phải thở máy ở TP.HCM - Ảnh 14.

Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân điều dưỡng Yến di chuyển liên tục các phòng để theo dõi, chăm lo cho bệnh nhân. "Phải mặc đồ bảo hộ kín mít nên áp lực công việc nhân lên gấp đôi. Việc nói chuyện, trao đổi công việc cũng tốn rất nhiều sức nên phải vô cùng hạn chế", điều dưỡng Yến chia sẻ

Ảnh: Theo chân bác sĩ nơi “thành trì” cuối cùng giành lại sự sống cho các F0 nguy kịch, phải thở máy ở TP.HCM - Ảnh 15.

Nhân viên y tế vận chuyển giường bệnh vào phòng điều trị

Ảnh: Theo chân bác sĩ nơi “thành trì” cuối cùng giành lại sự sống cho các F0 nguy kịch, phải thở máy ở TP.HCM - Ảnh 16.

Theo chân vào từng phòng điều trị, càng thấm sự bản lĩnh, kiên cường của những “chiến sĩ” áo trắng đang ngày đêm chiến đấu với Covid-19 ở mức cao nhất

Ảnh: Theo chân bác sĩ nơi “thành trì” cuối cùng giành lại sự sống cho các F0 nguy kịch, phải thở máy ở TP.HCM - Ảnh 17.

Nơi "thành trì" cuối cùng mà bác sĩ phải chiến đấu với "tử thần" để giành lấy sự sống cho bệnh nhân Covid-19

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày