Ảnh, clip: Ghé thăm những con hổ trắng quý hiếm lần đầu được sinh ra tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Tứ Quý, Theo Nhịp Sống Việt 08:37 02/02/2022

Những con hổ trắng quý hiếm lần đầu tiên được sinh ra ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn cách đây 7 năm trước hiện giờ đã nặng hàng trăm kg. Tuy nhiên những câu chuyện đằng sau về việc chăm sóc loài hổ trắng quý hiếm này là điều ít ai biết.

Năm Dần nghe chuyện kể về những con hổ trắng quý hiếm lần đầu được sinh ra tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Tết Nhâm Dần 2022 là tròn 7 năm cặp hổ trắng (còn gọi là cọp Bengal) quý hiếm sinh ra 3 con hổ con kháu khỉnh.

Năm 2010, cặp hổ trắng đực và cái khoảng 2 tuổi được Thảo Cầm Viên Sài Gòn (quận 1, TP.HCM) nhập về từ vườn thú Elmvale (Canada) để thuần dưỡng và được đặt tên thân thiện là Lem (cọp đực) và Luốc (cọp cái).

Ảnh, clip: Ghé thăm những con hổ trắng quý hiếm lần đầu được sinh ra tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn - Ảnh 2.

Hổ trắng mẹ cùng 2 con vừa được sinh ra vào năm 2015 (ảnh tư liệu)

Đến tháng 7/2015, lần đầu tiên cặp hổ quý hiếm này đã sinh được 3 con hổ con tại Thảo Cầm Viên khiến nhiều người dân TP.HCM tò mò đến xem đông đúc.

"Chúa sơn lâm" được massage từ nhỏ

Nhân dịp năm mới Nhâm Dần 2022, để tìm hiểu thêm về câu chuyện hổ trắng quý hiếm lần đầu sinh ra tại Thảo Cầm Viên, chúng tôi được chị Nguyễn Phạm Minh Phương - Tổ trưởng Tổ chăm sóc thú dữ tại Thảo Cầm Viên kể về quá trình chuyện chăm sóc hổ trong suốt 7 năm qua mà ít ai biết.

Ảnh, clip: Ghé thăm những con hổ trắng quý hiếm lần đầu được sinh ra tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn - Ảnh 3.

Chị Phương là người chăm sóc trực tiếp hổ trắng lúc mới sinh và đồng hành suốt quá trình phát triển từ nhỏ đến lớn của loài hổ quý hiếm này

Chị Phương làm việc tại Tổ chăm sóc thú dữ của Xí nghiệp động vật thuộc Thảo Cầm Viên từ năm 2013 đến nay. Thời điểm 3 chú hổ trắng được sinh ra tại đây, chị cũng là người trực tiếp chăm từng giọt sữa, giấc ngủ của hổ con và đồng hành nuôi dưỡng chúng từ nhỏ đến khi trưởng thành.

Nhớ lại giây phút hổ trắng mẹ sinh con, chị Phương cho biết khi hổ đang trong giai đoạn chuẩn bị sinh, chị và mọi người đã bố trí một nơi với điều kiện thật sự yên tĩnh và an toàn để hổ sinh sản.

"Lúc đó mọi người theo dõi qua camera chờ hổ sinh đều rất nôn nao. Qua camera theo dõi được hổ mẹ đã sinh sản thành công, lúc đó ai cũng vui mừng, Trong quá trình theo dõi quan sát thấy có một hổ con không được mẹ chăm sóc, hổ con còn yếu nên chúng tôi đã quyết định bắt con hổ con đó ra để chăm sóc nuôi dưỡng riêng, đảm bảo cho hổ con được sống", chị Phương kể lại.

Ảnh, clip: Ghé thăm những con hổ trắng quý hiếm lần đầu được sinh ra tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn - Ảnh 4.

Suốt quá trình phát triển, hổ trắng đã được chăm sóc tốt để thích nghi với khí hậu tại TP.HCM

Việc chăm sóc hổ trắng con từ lúc chưa mở mắt được chú trọng kỹ, chỗ ở phải được giữ ấm, sưởi đèn. Khi hổ con bú tốt, các nhân viên chăm sóc hổ rất vui mừng vì việc chăm hổ con mới sinh thật sự rất khó, các nhân viên cũng chưa có nhiều kinh nghiệm.

Thời điểm đó, hầu hết nhân viên tại Xí nghiệp động vật Thảo Cầm Viên đều xem hổ con như người thân của mình nên tận tình chăm lo, túc trực 24/24 giờ.

Để chăm hổ con lần đầu tiên được sinh ra ở đây, một quy trình chăm sóc đặc biệt được lập ra bài bản hơn. Theo quy trình, hổ con được cho bú theo cữ, lặp lại 2-3 tiếng/lần và liều lượng phù hợp với trọng lượng. Trước cữ bú phải cho hổ vận động hoặc cho chúng đi tiêu đi tiểu. Sau khi cho bú, hổ được massage và tắm nắng, đồng thời vệ sinh nơi ở của chúng.

Ảnh, clip: Ghé thăm những con hổ trắng quý hiếm lần đầu được sinh ra tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn - Ảnh 5.

Hổ trắng là loài quý hiếm. Đây là loài hổ chỉ sống ở khu vực Bangladesh, Ấn Độ, Bhutan, Trung Quốc, Nepal

Theo chị Phương, 1 tháng rưỡi sau khi sinh, hổ con được làm quen với thức ăn, mùi thịt. Chỉ mới tập cho hổ ăn đến 3 tháng tuổi chúng đã ăn thịt thành thục. Đặc biệt, trong quá trình chăm sóc nhân viên đều phải ghi chú đầy đủ tất cả mọi thứ liên quan để theo dõi trọng lượng của con hổ từng ngày.

"Trong quá trình nuôi cũng có nhiều vấn đề xảy ra, như là phải thay đổi liều lượng thức ăn theo trọng lượng cơ thể của hổ vào hàng tháng và hàng tuần. Khi hổ tăng cân thì tăng liều lượng sữa lên hoặc có khi chúng có vấn đề về sức khỏe giống như bị táo bón thì nhân viên chăm sẽ chăm sóc kỹ hơn nữa", chị Phương nhớ lại thời kỳ gian nan chăm sóc hổ con.

Ảnh, clip: Ghé thăm những con hổ trắng quý hiếm lần đầu được sinh ra tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn - Ảnh 6.

Mỗi con hổ trưởng thành nặng từ 200 - 250kg

Việc chăm sóc từ lúc sơ sinh đến khi hổ ra được chuồng các nhân viên Thảo Cầm Viên phải có một bước chuẩn bị cho con hổ làm quen dần với nơi ở mới, để chúng có thể sống tự lập.

Trong suốt 7 năm qua, những chú hổ trong Thảo Cầm Viên đã được tạo một môi trường sống tốt nhất và được chăm sóc tận tình của nhân viên tại đây nên những con hổ trắng rất ít bị bệnh và phát triển tốt.

Ngày đêm "ăn ngủ" cùng hổ

Chia sẻ thêm về tình hình chăm sóc hổ trắng hiện tại, anh Huỳnh Thế Hùng (nhân viên trực chăm sóc gần gũi nhất với hổ trắng) cho biết 2 con hổ trắng được nuôi nhốt gần với phòng sinh hoạt của anh nên mọi nhất cử nhất động của chúng anh đều biết.

Ảnh, clip: Ghé thăm những con hổ trắng quý hiếm lần đầu được sinh ra tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn - Ảnh 7.

Anh Hùng - nhân viên trực tiếp chăm sóc hổ hàng ngày. Đây là 2 lối ra vào chuồng của 2 con hổ trắng. Bên ngoài chuồng hổ được xây kiên cố

Hàng ngày 6h30 anh kiểm tra chuồng và sức khoẻ của hổ trước khi thả ra khu vực khuôn viên để khách tham quan. Sau đó anh vệ sinh chuồng nhốt hổ rồi cẩn thận "dẫn dụ" hổ vào chuồng và tiếp tục dọn dẹp khuôn viên.

Đến đầu giờ chiều anh chuẩn bị thức ăn để cho hổ ăn. Sau đó, anh đứng từ xa ngắm nhìn từng cử chỉ, điệu bộ của hổ để phát hiện những biểu hiện bất thường.

Anh Hùng chia sẻ: "Nếu phân của hổ bị nát hoặc quá cứng, có màu khác lạ thì sẽ có vấn đề về đường ruột; dáng đi uể oải, điệu bộ ủ rũ, mệt mỏi; mắt không sắc, mũi có nước thì chứng tỏ hổ đang bệnh. Khi đó cần phải tiến hành khám và trị bệnh dứt điểm ngay".

Lối ra vào khuôn viên chuồng hổ duy nhất là một lỗ nhỏ vừa đủ để chui qua lại. Anh Hùng đang chuẩn bị thịt sống bỏ vào trong ống nhựa cho hổ ăn

Theo anh Hùng, trong quá trình chăm sóc cặp hổ này cũng gặp không ít trở ngại đó là khi chúng được lên giống thì gầm gừ và khó chịu. Những lúc như thế này anh không được gần gũi với hổ mà để cho nó một không gian tự do.

Sau 3 năm trực tiếp ăn ngủ cùng hổ, anh Hùng xem "chúa sơn lâm" như người thân và 2 con hổ trắng cũng rất nghe lời anh.

"Sau 3 năm trực tiếp chăm sóc, tôi thấy một con nó năng động, hoạt bát và thích leo trèo, con còn lại thì chỉ ăn nằm, ít hoạt động hơn", anh Hùng cho hay.

Hiện tại, thức ăn của hổ trắng là thịt bò, trâu, gà và được đổi khẩu phần hàng ngày. Mỗi ngày hổ ăn một lần vào buổi chiều, đúng khối lượng có thể tiêu thụ thức ăn của nó là 5kg thịt/ngày. Nếu hổ bị ốm sẽ chăm sóc đặc biệt hơn trong khẩu phần ăn kết hợp thuốc để chúng mau khoẻ lại.

Thịt được treo lên dây với khoảng cách vừa đủ để con hổ có thể đứng lên vồ lấy thức ăn ra khỏi ống nhựa

Tại Thảo Cầm Viên, việc cho hổ ăn cũng khá đặc biệt, thay vì ném thịt vào chuồng trực tiếp thì sẽ bỏ thịt vào trong ống nhựa rồi treo lên cao để chúng tự đứng lên, vồ lấy rồi moi móc thức ăn. Ngoài ra thỉnh thoảng người chăm sóc sẽ cho hổ ăn theo cách trò chơi kéo co.

Theo anh Hùng, cho ăn theo cách như vậy để cho con hổ hoạt bát và nhanh nhẹn, tập cho chúng thói quen tìm kiếm thức ăn.

Đối với những nhân viên tại Xí nghiệp động vật tại Thảo Cầm Viên, những loài động vật tại đây, đặc biệt các chú hổ trắng là nguồn động lực, động viên để họ cố gắng hơn nữa trong việc bảo tồn sinh sản các  loài động vật quý hiếm.

Ảnh, clip: Ghé thăm những con hổ trắng quý hiếm lần đầu được sinh ra tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn - Ảnh 10.

Một con hổ có tính cách năng động hoạt bát sẽ nhận nhiệm vụ lấy thức ăn từ trên cao

Ảnh, clip: Ghé thăm những con hổ trắng quý hiếm lần đầu được sinh ra tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn - Ảnh 11.

Lấy được thức ăn, hổ trắng sẽ đưa xuống đất cho hổ anh em ở dưới cùng thưởng thức

Nhân dịp Tết Nhâm Dần, những người trực tiếp theo dõi và chăm sóc hổ trắng tại Thảo Cầm Viên như chị Phương và anh Hùng đều hy vọng sẽ có thêm những chú hổ trắng được sinh ra tại đây.

"Nhân dịp Tết Nhâm Dần 2022, chúng tôi mong muốn những chú hổ được khoẻ mạnh, đặc biệt hổ trắng quý hiếm đang được nuôi dưỡng tại đây tiếp tục sinh sản thành công thêm lần nữa. Những chú hổ trắng là nguồn động lực để chúng tôi cố gắng hơn nữa trong việc bảo vệ thành công trong việc nhân giống, bảo tồn sinh sản các cái loài hổ, loài động vật quý hiếm", chị Phương chia sẻ.

Hiện tại Thảo Cầm Viên đã bố trí 2 cặp hổ ở 2 khu chuồng để hy vọng là trong năm Nhâm Dần hổ sẽ sinh sản.

Đây là những hành động tìm cách lấy thức ăn từ trong ống nhựa được treo trên dây của "chúa sơn lâm"

Ảnh, clip: Ghé thăm những con hổ trắng quý hiếm lần đầu được sinh ra tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn - Ảnh 13.

Sau khi được ăn xong, 2 con hổ sẽ được đưa trở lại chuồng nhốt để nghỉ ngơi

Ảnh, clip: Ghé thăm những con hổ trắng quý hiếm lần đầu được sinh ra tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn - Ảnh 14.

Anh Hùng sẽ tiếp tục quen dọn, vệ sinh khuôn viên nơi hổ vui chơi

Ảnh, clip: Ghé thăm những con hổ trắng quý hiếm lần đầu được sinh ra tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn - Ảnh 15.

Mỗi lần muốn hổ trắng ra ngoài chơi và để khách tham quan, anh Hùng chỉ cần gọi nhỏ thì chúng sẽ nghe lời

Ảnh, clip: Ghé thăm những con hổ trắng quý hiếm lần đầu được sinh ra tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn - Ảnh 16.

Nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi của anh hùng sát bên chuồng hổ nên gần như anh cảm nhận được từng hơi thở của "chúa sơn lâm" hàng ngày và anh xem chúng như người bạn, người thân của mình

https://kenh14.vn/anh-clip-ghe-tham-nhung-con-ho-trang-quy-hiem-lan-dau-duoc-sinh-ra-tai-thao-cam-vien-sai-gon-20220125221341456.chn
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày