Ẩn ý của việc sử dụng những bài hát này trong hàng loạt bom tấn kinh dị Hollywood

QQ, Theo Trí Thức Trẻ 23:53 11/09/2018

Yếu tố góp phần không nhỏ làm nên sự căng thẳng, sởn da gà và tạo ra sự ám ảnh về lâu về dài của phim kinh dị chính là những bài hát được sử dụng trong đó.

Phim kinh dị, thể loại điện ảnh đang cực kỳ "ăn nên làm ra" không kém gì những "bom tấn Hollywood" dù được đánh giá chỉ thuộc hạng B. Điều gì đóng góp cho thành công rực rỡ của thể loại này: nội dung hấp dẫn, kết cấu hợp lý và những màn "dọa người" cực kỳ "hoành tráng"?

Ẩn ý của việc sử dụng những bài hát này trong hàng loạt bom tấn kinh dị Hollywood - Ảnh 1.

Có một yếu tố góp phần không nhỏ tạo nên sức ám ảnh "về lâu về dài" trong hàng loạt tác phẩm kinh dị đó chính là nhạc phim, dù đã "hét khản cổ" sau mỗi lần xem phim, nhưng những giai điệu u uất hay rùng rợn này chắc chắn vẫn còn luẩn quẩn trong đầu bạn, thậm chí có lúc vô tình bạn còn hát theo nó. Và đây là những sự thật ẩn đằng sau những ca khúc đó mà ít ai biết được!

Insidious 1,3 – Tiptoe Through the Tulips

Tiptoe Through the Tulips - Tiny Tim

Đồng hành cùng "Insidious" là một ca khúc rùng mình. Khó có thể ngờ "Tiptoe Through the Tulips" phiên bản của ca sĩ Tiny Tim lại trở thành một phần của loạt phim "Insidious", và đặc biệt phù hợp đến rợn người. Thậm chí, có cả một MV đã được thực hiện để ca tụng giai điệu kỳ lạ này, một tác phẩm hấp dẫn và truyền cảm hứng.

Ẩn ý của việc sử dụng những bài hát này trong hàng loạt bom tấn kinh dị Hollywood - Ảnh 3.

Con quỷ man rợ trong Insidious 1

"Tiptoe Through the Tulips" là một ca khúc nổi tiếng được phát hành lần đầu năm 1929 với phần lời được viết bởi Al Dubin và giai điệu do Joe Burke sáng tác. Dù bài hát khiến nhiều người "mất ăn mất ngủ" khi nghe nhưng thực chất đây lại là một bài hát khá trong sáng, nó được khen ngợi là gợi lên cảm xúc của tình yêu, thiên nhiên, tinh thần tự do và tâm linh.

Tuy nhiên phần lời của bài hát "Tiptoe through the window, by the window,…" ("Đi nhón chân qua cửa số, nhón chân qua cửa sổ") được thể thể bằng chất giọng cao vút đến rùng rợn rất phù hợp với việc một con quỷ tà ác đang "rón rén" đột nhập vào căn nhà yên ấm của gia đình nọ, mang theo nhứng "quỷ kế", âm mưu tính toán khó lường đúng như cái tên của phim "Insidious".

Phiên bản ca khúc do Tiny Tim trình bày từng được đưa lên màn ảnh rộng vào năm 2011 trong phần 1 của "Insidious". Ca khúc được nhóm Cherry Glazerr thể hiện trong phần 3 của phim.

The Conjuring - In The Room Where You Sleep

In the room where you sleep - Dead man's bones

Ra mắt năm 2009 nhưng bài hát này vẫn mang đậm hơi thở của những năm 70 và đó là lý do đạo diễn James Wan chọn nó vào trong phim. Bài hát được tài tử điển trai Ryan Gosling đồng sáng tác này được chèn vào đoạn nhóm nghiên cứu về quỷ dữ tới nhà Perron lắp đặt các thiết bị để tìm ra manh mối của hoạt động siêu nhiên trong nhà. Ca khúc có phần lời khá là "kinh dị" ghê rợn và thực sự tương đồng đến kỳ lạ với nhiều hình ảnh trong phim.

Ẩn ý của việc sử dụng những bài hát này trong hàng loạt bom tấn kinh dị Hollywood - Ảnh 5.

Trò chơi trốn tìm ghê rợn trong phim

Trích lời bài hát: "Anh thấy có cái gì đang ngôi trên giường em kìa, nó chạm vào đầu em trong khi em đang ngủ. Có thứ gì đó trong bóng tối ở góc phòng em. Có một trái tim đen tối đang loạn nhịp và chờ em. Tốt nhất là em nên chạy đi, trốn cho kỹ vào...". Cũng vì điều này, việc ‘ăn khớp hoàn toàn" giữa lyrics và hình ảnh của phim khiến "In The Room Where You Sleep" như được sinh ra để dành cho The Conjuring.

The Conjuring 2

Ca khúc "Crooked man rhyme"

Khán giả đã xem phim chắc chắn không thể quên hình ảnh gây ám ảnh bậc nhất của siêu phẩm kinh dị này là một ông lão trong chiếc máy hát, trên tay cầm cay dù và luôn miệng đọc lời ca khúc The Was a Crooked Man (Ông già lưng còng) với những lới hát khó hiểu đến đáng sợ

"There was a crooked man, and he walked a crooked mile/ He found a crooked sixpence upon a crooked stile/ He bought a crooked cat, which caught a crooked mouse/ And they all lived together in a little crooked house."

(Tạm dịch: " Có một ông già lưng còng và ông ta bước đi trên đường quanh co/ Ông ta quanh co leo lên 6 lần trên cái cầu thang quanh co/ Ông bắt một còn mèo quanh co đuổi bắt một con chuột quanh co/ Và họ chung sống trong một ngôi nhà quanh co")

Ẩn ý của việc sử dụng những bài hát này trong hàng loạt bom tấn kinh dị Hollywood - Ảnh 7.

The Crooked Man

The Crooked Man (Ông già lưng còng hay còn được gọi là Ông kẹ) là một nhân vật xuất hiện trong giai thoại của Anh quốc qua một bài hát riêng về hắn. Ca khúc này được sáng tác bởi James Orchard Halliwell vào những năm 40 của thế kỷ 19 và trở nên nổi tiếng vào đầu thế kỉ 20.

Bài hát không chỉ gây ám ảnh bởi ca từ khó hiểu mà nó còn dành riêng cho ác ma "Ông kẹ", kẻ bước ra từ chiếc đèn kéo quân mà Janet và em trai Bill hay chơi nên chẳng có gì khó hiểu khi ca khúc này lại được sử dụng triệt để trong The Conjuring 2. Mỗi khi bật bài hát từ chiếc đèn thì hình ảnh một ông già lưng còng đi trên đường xuất hiện. Kết thúc bài hát là lúc hắn bước ra đời thực và gieo rắc ám ảnh.

Annabelle: Creation

You are my sunshine - Johnny Cash

Với chất liệu đồng quê đầy nét hoài cổ, cùng với ca từ đầy đơn giản nhưng lại có sức gợi mạnh mẽ, ca khúc được sáng tác từ năm 40 của thế kỉ trước"You Are My Sunshine" dễ dàng gây nghiện cho khán giả thời đó chỉ với lần nghe đầu và đến nay lại "sống dậy lần nữa" khi được sử dụng trong Annabelle 2 với sự ma mị và kinh dị.

Nguồn gốc của ca khúc đã bị quên lãng. Có hai hoặc ba phiên bản được thu âm vào năm 1939. "You Are My Sunshine" trong thế hệ chúng ta hiện tại mang một sắc màu hoài cổ, chất jazz chảy ẩn sâu trong từng lớp lang câu chữ cũng khiến ca khúc trở nên ma mị, huyền bí và đôi khi sẽ khiến bạn "sởn tóc gáy".

Ẩn ý của việc sử dụng những bài hát này trong hàng loạt bom tấn kinh dị Hollywood - Ảnh 9.

Tạo hình đáng sợ của búp bê Annabelle

Trong bộ phim đình đám mới chiếu mang tên Annabelle 2: Creation, ca khúc sống dậy và nhanh chóng trở thành chất liệu tuyệt hảo cho bộ phim khi sử dụng bản phối của Johnny Cash với âm điệu cổ điển và tăng sức buồn, nhưng vẫn giữ bản nguyên trong trẻo. Chẳng có gì lạ khi đối với búp bê, chủ nhân của nó chính là "sunshine, only sunshine". Lời bài hát khiến người ta liên tưởng đến việc chính Annabelle nói với cô bé kia rằng ""Chị là ánh mặt trời của em, ánh mặt trời duy nhất của em nên đừng cố gắng mà thoát khỏi em nữa"!. Hình ảnh chiếc đĩa vỡ nát, người đàn bà bị xẻ thịt ở phần thân dưới, quyện với âm thanh "You are my sunshine…." chính là một lời đe dọa đáng sợ từ Annabelle.

The Nun

You belong to me - Jo Stafford

Nếu như trong Annabelle: Creation, nhà làm phim sử dụng bài hát kinh điển You Are My Sunshine khiến khán giả "lạnh gáy" thì với The Nun, bài hát được sử dụng cho nhiệm vụ này là "You Belong To Me" của danh ca Jo Stafford. Đây là ca khúc rất kinh điển những năm 50 của thế kỷ trước.

Ẩn ý của việc sử dụng những bài hát này trong hàng loạt bom tấn kinh dị Hollywood - Ảnh 11.

Bài hát gửi đến như một lời thị uy của "Ác quỷ ma sơ"?

Tiếng rè rè của băng cassete bỗng vang lên trong đêm khuya vắng lặng với lời bài hát chậm chậm đầy ma mị của "You Belong To Me" cha Burke phải bật dậy khỏi giường ra ngoài thám thính, kết quả là bị dụ cho ngã xuống một miệng huyệt đã được "kẻ mà ai cũng biết" đào sẵn. Tựa đề và lời nhạc chủ đạo "You belong to me" (ngươi đã thuộc về ta) có thể hiểu như một lời dằn mặt của Valak gửi đến cha Burke trong phim.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày