Ăn mì thường xuyên nhưng có thể bạn chưa biết 5 sự thật bất ngờ về món ăn "quốc dân" này!

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 13:30 27/12/2018
Chia sẻ

Bạn tưởng bạn hiểu hết về mì ăn liền! Đọc bài này đi để biết hóa ra bạn chưa hề hiểu rõ món ăn quen thuộc, gần gũi này tí nào đâu nhé!

Màu vàng của sợi mì là từ chiết xuất củ nghệ

Nhìn những sợi mì vàng óng ả, ai cũng thích và cảm thấy muốn ăn ngay và luôn! Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi, làm thế nào để những vắt mì có "màu áo" rực rỡ, bắt mắt đến thế?

Ăn mì thường xuyên nhưng có thể bạn chưa biết 5 sự thật bất ngờ về món ăn quốc dân này! - Ảnh 1.

Màu vàng bắt mắt này có được nhờ chiết xuất từ củ nghệ tươi!

Bật mí nhé, ở một số công ty mì ăn liền, nhà sản xuất đã nghiên cứu được cách phủ lên mì sắc vàng từ chiết xuất của củ nghệ tươi. Điều này đồng nghĩa với việc, sợi mì vàng không chỉ ngon mắt, gợi cảm giác ngon miệng mà còn "kế thừa" những tác dụng tốt cho sức khỏe của nghệ nữa đấy!

Cần tới 12 công đoạn để cho ra đời 1 gói mì

Đúng vậy! 12 công đoạn cơ đấy! Hóa ra 1 gói mì mà chúng mình chỉ mất 3 phút để úp, vài phút để ăn liền lại cần sự kỳ công đến thế. Hé lộ qua cho bạn biết, trước khi đến tay chúng mình, những gói mì Hảo Hảo, Enjoy hay Gochi… đều phải được kiểm định nghiêm ngặt từ nguyên liệu để đạt đủ mọi tiêu chuẩn hóa, lý, đảm bảo đạt mọi chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau đó nguyên liệu, cụ thể là bột mì mới được đưa vào sản xuất, trải qua các bước trộn, cán, tạo sợi, khuôn, chiên… Trước khi đóng thùng và đến tay chúng mình, các gói mì còn phải vượt qua cuộc kiểm tra của các thiết bị máy dò kim loại, máy cân trọng lượng và máy rà soát dị vật X-ray. Không dễ dàng 1 tí nào đâu nhé!

Ăn mì thường xuyên nhưng có thể bạn chưa biết 5 sự thật bất ngờ về món ăn quốc dân này! - Ảnh 3.

Đây chính là chiếc máy X-ray dò dị vật trong gói mì để kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng trước khi ra thị trường!

Sản xuất mì cần tới phòng thí nghiệm triệu đô

Không phải dạng vừa đâu! Để có những sợi mì ngon lành, nhiều nhà máy đã phải đầu tư những phòng thí nghiệm với chi phí "khủng" lên tới triệu đô. Theo đó, phòng thí nghiệm này sở hữu các trang thiết bị hiện đại giúp các công ty kiểm tra nguyên liệu, thành phẩm một cách nhanh chóng, chính xác, trung thực và khách quan, nhằm đảm bảo mỗi sản phẩm mì ăn liền đến tay người tiêu dùng đều là những sản phẩm đạt chất lượng, thơm ngon và an toàn nhất. Chẳng hạn như nguyên liệu đầu vào sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng các chỉ tiêu vi sinh, hóa lý cũng như những chỉ tiêu đặc biệt như NON- GMO, dư lượng thuốc trừ sâu… trước khi đưa vào sản xuất.

Ăn mì thường xuyên nhưng có thể bạn chưa biết 5 sự thật bất ngờ về món ăn quốc dân này! - Ảnh 4.

Bên trong phòng thí nghiệm triệu đô của công ty mì ăn liền Acecook Việt Nam

Không có cảnh chiên mì trên chảo như bạn vẫn tưởng tượng

Khi nói tới mì chiên, thú thật đi, nhiều bạn sẽ nghĩ đến cảnh mì được đảo trên chiếc chảo sôi sùng sục đúng không? Nhầm to rồi nhé! Mì được chiên trong 1 hệ thống rất hiện đại, không cần phải gia nhiệt trực tiếp đâu. Cụ thể, dầu sẽ được làm nóng gián tiếp bằng hơi nước (như cách chúng mình chưng cách thủy vậy) rồi mới được dẫn vào chảo chiên bằng đường ống kín. Trong quá trình chiên, nhiệt độ dầu ổn định liên tục (160-165 độ C) và dầu được thay mới thường xuyên luôn nữa đấy! Những điều này đảm bảo cho từng gói mì chiên tới tay chúng mình là an toàn, thơm ngon.

Ăn mì thường xuyên nhưng có thể bạn chưa biết 5 sự thật bất ngờ về món ăn quốc dân này! - Ảnh 5.

Chiên giúp bảo quản mì 5-6 tháng

Được làm từ nguyên liệu tự nhiên, tươi ngon, vậy làm thế nào mì có thể bảo quản được lâu đến vậy nhỉ? Muốn tìm hiểu nguyên nhân, bạn cần phải biết cơ chế hoạt động của vi sinh vật trong thực phẩm.

Ăn mì thường xuyên nhưng có thể bạn chưa biết 5 sự thật bất ngờ về món ăn quốc dân này! - Ảnh 6.

Loại bỏ 1 trong 3 yếu tố: nước, dinh dưỡng và không khí giúp mì bảo quản được lâu

Thú vị lắm nhé! Vi sinh vật phát triển được khi có sự tổng gộp của 3 yếu tố: nước, dinh dưỡng và không khí. Loại bỏ 1 trong 3 yếu tố này thì vi sinh vật, các loại vi khuẩn gây hại khiến thực phẩm ôi thiu không thể nào sinh sôi, phát triển được. Theo đó, nước là yếu tố có thể dễ dàng loại bỏ nhất bằng cách chiên. Quá trình "thế chỗ lẫn nhau" giữa nước và dầu - nước đi ra khỏi vắt mì và dầu đi vào lấp chỗ diễn ra khiến độ ẩm của mì xuống khoảng dưới 3%, tạo thành môi trường ức chế sự sinh sôi nảy nở và phát triển của vi sinh vật! Bây giờ thì bạn đã yên tâm với những gói mì, thùng mì của mình rồi phải không nào? Tự tin tích trữ trong nhà để vượt qua mùa mưa gió, rét mướt này thôi!

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày