Ăn cơm nhà - Gắn kết tình yêu thương!

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 08:00 21/05/2021
Chia sẻ

Dịch Covid-19 đã làm thay đổi suy nghĩ trong việc bảo vệ sức khỏe và thói quen ăn uống của cộng đồng. Không ít người đã dành nhiều thời gian hơn để ở bên gia đình, cùng quây quần bên nhau để thưởng thức những bữa cơm nhà ngon lành, an toàn và ấm cúng.

Gắn kết yêu thương gia đình

Với bữa cơm truyền thống của gia đình Việt, ngoài cung cấp dinh dưỡng còn là cơ hội để các thành viên có dịp ngồi với nhau để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, những kinh nghiệm sống, giáo dục đạo đức, lối sống và cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc.

Ăn cơm nhà - Gắn kết tình yêu thương! - Ảnh 1.

Bữa cơm trong gia đình giúp gắn kết yêu thương

Khi dịch bệnh xảy ra, việc hạn chế tiếp xúc, tránh tụ tập đông người đã khiến nhiều người chọn mua đồ ăn về nhà hoặc tự tay đi chợ, nấu nướng. Bên cạnh đó, giữa lúc nền kinh tế gặp khó khăn, bắt buộc con người phải thắt chặt chi tiêu và ăn cơm nhà cũng chính là một cách hữu hiệu để tiết kiệm. Nhờ đó, bữa cơm gia đình xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày.

Chị Dung (Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) lập gia đình 10 năm, dù công việc của hai vợ chồng bận rộn, nhưng bản thân vẫn duy trì việc nấu ăn. Chị cho biết: "Trong mùa dịch này, các con học online ở nhà, không đến trường nên hầu như tôi phải nấu cơm 3 bữa mỗi ngày. Tuy cực nhọc nhưng nhờ vậy mà đảm bảo dinh dưỡng cho chồng con, gia đình cũng đầm ấm thương yêu nhau hơn. Cũng may là ông xã khéo tay, thích trổ tài nấu nướng nên cũng hay vào bếp san sẻ phần nào việc nhà phụ tôi trong những lúc bận việc cơ quan".

Theo nhiều bà nội trợ, không nhất thiết lúc nào cũng "mâm cao, cỗ đầy", bữa cơm gia đình trong giai đoạn còn nhiều khó khăn này chỉ cần được chế biến từ thực phẩm an toàn, có đủ thành phần dinh dưỡng và ngon miệng. Cũng là cơm nấu từ gạo, thịt, cá, rau củ mua ngoài chợ nhưng nếu khéo léo chế biến, bày biện đẹp mắt sẽ làm bữa cơm ngon hơn, giúp cho mọi thành viên gắn kết với nhau hơn.

"Cũng vì làm việc tại nhà để chống dịch mà bao nhiêu công thức món ngon sưu tầm bấy lâu nay được dịp mang ra trổ tài. Mỗi bữa cơm tôi đều cố gắng thử nghiệm một một ăn món mới. Chỉ cần nhìn vẻ mặt thích thú của cả nhà lúc cùng nhau thưởng thức trong không khí đầm ấm là bao mệt mỏi dường như tan biến. Niềm hạnh phúc này trước kia là một điều gì đó xa xỉ với gia đình mình" - Chị Hồng Hoa (quận 8, TP.HCM) chia sẻ.

Đảm bảo sức khỏe để chống dịch

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể con người, cần duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng. Mỗi bữa ăn phải có đủ các nhóm chất dinh dưỡng: chất bột, chất béo, chất đạm, vitamin - khoáng chất và uống đủ lượng nước lọc từ 2 - 3 lít trong ngày.

Các thực phẩm giàu chất đạm có nguồn gốc từ động vật và thực vật bao gồm: Thịt bò, thịt gia cầm, trứng, cá, cua, các loài nhuyễn thể như trai, hến. Các loại hạt giàu đạm gồm đậu cô ve, đậu hà lan, đậu tương, đậu phộng… Mỗi ngày có thể bổ sung thêm sữa và các chế phẩm của sữa như sữa công thức, sữa tươi, sữa chua, pho mai… Tùy vào từng lứa tuổi để cung cấp năng lượng cho phù hợp và vừa đủ.

Đối với các thực phẩm cung cấp chất béo, nên dùng loại có nguồn gốc từ hạt: mè, đậu phộng, dầu cải, dầu oliu… Hạn chế sử dụng chất béo no từ mỡ hoặc nội tạng động vật.

Nên dùng thường xuyên rau xanh và trái cây để giúp cơ thể có đủ vitamin, khoáng chất dinh dưỡng và chất xơ, bao gồm: cam, quýt, chanh, bưởi, ổi, đu đủ và các loại rau như: súp lơ, cải bắp, ớt chuông, bông cải xanh, cải bó xôi…

Chất bột cũng là thành phần quan trọng, cần thiết trong chế độ dinh dưỡng của con người, chiếm khoảng 55 - 60% khẩu phần ăn hàng ngày. Một người bình thường có thể sử dụng khoảng 2 chén cơm nhỏ vào các bữa trưa và tối.

Để không phải đau đầu trong việc lựa chọn thực đơn cho bữa cơm "mùa dịch", bà nội trợ cần giải phóng mình khỏi các áp lực bản thân, chỉ cần duy trì đều đặn bữa ăn với đủ thành phần dinh dưỡng. Không nhất thiết phải bày vẽ quá nhiều món. Bên cạnh đó, việc lên thực đơn cho nhiều ngày liền và đi chợ một lần sẽ giúp tiết kiệm thời gian, tránh tiếp xúc đông người và không phải lo nghĩ việc nấu ăn từng bữa.

Chọn gạo ngon cho bữa cơm tròn vị

Việc lựa chọn thực phẩm sạch và gạo ngon là một trong những yếu tố tiên quyết giúp bữa cơm thêm tròn vị. Lựa chọn sản phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng là yếu tố cần thiết để đảm bảo sức khoẻ cho mọi thành viên trong gia đình.

Một trong những mẹo mua hạt gạo ngon được các chuyên gia lưu ý là hãy quan sát hình dáng bên ngoài của hạt gạo. Nên chú ý tới màu sắc của những hạt gạo để xem gạo ngon thật sự hay không. Hạt gạo đều, tròn và bóng, không bị nát hoặc gãy, không có hạt màu vàng hay đen.

Gạo ngon và an toàn thường có mùi hương nhẹ nhàng, thoang thoảng không có mùi ẩm mốc, mối mọt. Bà nội trợ có thể nếm thử gạo bằng cách cho vài hạt gạo vào miệng và nhai. Nếu thấy gạo có vị ngọt nhẹ, thơm là gạo ngon. Không nên chọn loại gạo nào quá trắng, bạc bụng, có mùi lạ vì đây là loại gạo có thể đã được xay xát quá kỹ hoặc bị tẩm hóa chất làm trắng, tạo mùi hương và chống mối mọt.

Và điều đặc biệt quan trọng khi lựa chọn gạo ngon là đến các địa điểm bán gạo uy tín để tránh mua hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Ăn cơm nhà - Gắn kết tình yêu thương! - Ảnh 2.

Gạo A An đồng hành cùng bà nội trợ trong "mùa dịch"

Từ nay đến 31/5/2021, bà nội trợ tại khu vực miền Nam khi mua 2 túi gạo ST24 (loại 5 ký) sẽ được nhận chai nước mắm Hạnh phúc trị giá 45.000 đồng. Bà nội trợ khu vực miền Bắc mua 2 túi gạo ST25 (loại 5 ký) sẽ nhận được thùng đựng gạo trị giá 160.000 đồng (áp dụng đến 14/6/2021).

Các sản phẩm gạo A An, bao gồm Japonica, ST21, ST24, ST24… được canh tác theo chuỗi lúa gạo bài bản từ cánh đồng đến bàn ăn, cam kết an toàn chất lượng và nguồn gốc rõ ràng. Người tiêu dùng có thể tìm mua tại hệ thống bán lẻ của A An trên khắp cả nước. Tại các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng, chỉ cần gọi hotline 1900 6869 sẽ được giao đến nhà trong vòng 30 phút. Tham khảo thông tin tại website: https://aan.vn/ hoặc Facebook https://www.facebook.com/gaoaan

photo-2
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày