Ngủ là một nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp phục hồi hệ miễn dịch, cân bằng hormone, làm giảm huyết áp, tẩy sạch độc tố trong cơ thể...
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại rất nhiều lầm tưởng về giấc ngủ mà chúng ta vẫn luôn tin là đúng. Những điều này đã được Giáo sư Matthew Walker của Đại học California tại Berkeley giải thích trong cuốn sách mang tên "Mở khóa năng lực của giấc ngủ và giấc mơ".
Biết được sự thật về giấc ngủ sẽ giúp bạn thêm hiểu về cơ thể mình và có được giấc ngủ cùng sức khỏe tốt hơn.
Bạn có thể không nhớ những giấc mơ của mình nhưng chắc chắn là bạn từng trải nghiệm chúng.
Bạn có thể không nhớ nội dung những giấc mơ nhưng mơ là hoạt động của não bộ và ai cũng có.
Có rất nhiều điều khoa học chưa thể làm sáng tỏ về giấc mơ, nhưng sự thật là não bộ của ta vẫn tạo ra giấc mơ suốt cả đêm
Mơ là hoạt động mà não bộ chúng ta xử lý cảm xúc và trải nghiệm đã có trong ngày. Điều đó rất quan trọng đối với sức khoẻ tinh thần, tình cảm.
Giấc mơ cũng có kết nối với khả năng giải quyết vấn đề và sự sáng tạo. Chúng ta có thể không nhớ được chính xác những điều xảy ra trong giấc mơ. Nhưng trên thực tế giấc ngủ và giấc mơ là điều không thể tách rời trong hệ thần kinh của con người.
Lầm tưởng 2: Bạn có thể ngủ ít hơn 7h/đêm
Nếu bạn cần một tách cà phê vào buổi sáng để cảm thấy tỉnh táo, tức là bạn đã ngủ không đủ giấc.
Các nhà khoa học nói rằng, nếu bạn muốn biết mình cần ngủ bao nhiêu là đủ, bạn nên dành một tuần để ngủ thiếp đi khi mệt mỏi và sau đó thức dậy tự nhiên không đặt báo thức.
Nếu bạn phải uống cà phê vào buổi sáng mới thấy tỉnh táo, thì có nghĩa là bạn ngủ chưa đủ.
Kết quả cho thấy rằng đa số mọi người cần ngủ từ 7 - 9 tiếng đồng hồ mỗi đêm. Có một số người vì những lý do sinh học mà cần ngủ nhiều hoặc ít hơn con số trên. Nhưng theo thống kê thì có lẽ bạn không phải là một trong số họ.
Mọi người thường có xu hướng nghĩ rằng họ hoàn toàn có thể ngủ ít hơn; vì sau vài ngày hoặc vài tuần chỉ ngủ 5 đến 6 tiếng, họ vẫn cảm thấy bình thường.
Nhưng ngay cả khi mọi người nghĩ rằng mình ổn thì các bài kiểm tra vẫn cho thấy kết quả họ bị thiếu ngủ.
Khi không ngủ đủ, bạn cảm thấy mệt mỏi và nghĩ rằng đây cũng không phải chuyện lớn gì. Thật không may, mệt mỏi không phải là hậu quả duy nhất của thiếu ngủ.
Giáo sư Walker đã viết, giấc ngủ đủ mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ của bạn.
Không ngủ đủ gây ra tác động xấu đến sức khoẻ, bao gồm các vấn đề về trí nhớ, gia tăng nguy cơ ung thư, trầm cảm, lo lắng, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và Alzheimer.
Nếu bạn thường xuyên ngáy vào ban đêm, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.
Theo Cleveland Clinic, việc hay ngáy chỉ ra rằng cơ thể bạn đang phải đối phó với chứng ngưng thở trong khi ngủ, rối loạn giấc ngủ. Việc này kéo dài theo thời gian có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Ngáy làm giảm lượng không khí cơ thể cần phải có, gây ra những áp lực lên tim mạch và làm giảm quá trình trao đổi chất, khiến bạn dễ tăng cân.
May mắn thay, chứng ngưng thở trong khi ngủ hoàn toàn có thể điều trị được và những người được chữa khỏi cho biết họ đã cảm thấy khỏe khoắn hơn nhiều vào buổi sáng.
Mọi người thường cho rằng nếu trong tuần thiếu ngủ, bạn hoàn toàn có thể ngủ nướng đến trưa vào thứ 7, chủ nhật. Thật không may, nhà sinh học Till Roenneberg đã giải thích trong cuốn sách của mình, tốt nhất bạn nên giữ thói quen sinh hoạt ổn định.
Việc ngủ nướng vào cuối tuần sẽ làm thay đổi đồng hồ sinh học của bạn, điều này sẽ khiến bạn khó ngủ hơn trong tuần, giống như việc thay đổi múi giờ.
Tất nhiên, nếu quá thiếu ngủ, bạn có thể ngủ bù thêm vài tiếng đồng hồ. Nhưng đây không phải là giải pháp lâu dài và có thể bù đắp được hết những tác hại của việc thiếu ngủ gây ra.
Việc xây dựng được giấc ngủ đầy đủ và cố định mới là giải pháp tốt nhất cho sức khỏe của bạn.
Với những người đang phải vật lộn với chứng mất ngủ, thuốc ngủ là một giải pháp đơn giản và dễ dàng.
Thuốc ngủ không phải là biện pháp tốt để cải thiện giấc ngủ của bạn.
Các chuyên gia về giấc ngủ cảnh báo rằng những điều gì đang xảy ra sau khi uống thuốc không phải là một giấc ngủ tự nhiên. Kết quả chụp sóng não của những người dùng thuốc ngủ cho thấy họ không thực sự ngủ.
Giáo sư Walker đã nói về điều này trong cuốn sách của mình, rằng những người uống thuốc ngủ không thực sự ngủ được, thuốc chỉ có tác dụng làm dịu hệ thần kinh của họ.
Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng giấc ngủ do tác dụng của thuốc có thể gây ra một số nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy thuốc ngủ có thể làm yếu các kết nối tế bào não liên quan đến khả năng học tập, điều này có thể gây ra suy giảm trí nhớ. Những người dùng thuốc ngủ cũng có nguy cơ cao phụ thuộc vào loại thuốc này.
Theo National Sleep Foundation, mất ngủ có thể biểu hiện dưới nhiều dạng. Mất ngủ không chỉ là khó ngủ, mà còn có thể là hiện tượng không thể ngủ lại sau khi thức giấc vào giữa đêm hoặc sáng sớm, và không thấy khỏe khoắn vào buổi sáng.
Việc xác định được những vấn đề về giấc ngủ là bước đầu tiên giúp bạn có được hướng điều trị hiệu quả.
Các chuyên gia nói rằng nếu bạn cảm thấy thoải mái khi nằm trên giường thì bạn sẽ nhanh chóng ngủ lại được.
Nhưng nếu bạn đang bắt đầu cảm thấy kích động hoặc lo lắng thì không nên nằm tiếp.
Nếu sau 20 phút mà bạn vẫn chưa ngủ được thì nên bước xuống giường và làm điều gì đó.
Hãy tránh xa các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại hoặc tivi. Bạn cũng thử đọc vài trang sách hoặc uống một ít trà xem sao.
Hầu hết chúng ta đều đã từng nghe rằng ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại có thể giữ chúng ta tỉnh táo (bằng cách ngăn chặn việc sản xuất melatonin, não chúng ta sẽ cho rằng chưa đến lúc ngủ).
Điều này đã dẫn tới sự bùng nổ các sản phẩm chặn ánh sáng xanh phát ra từ thiết bị di động như miếng dán màn hình, kính mắt và các app…
Tuy nhiên những điều trên không làm thay đổi được gì.
Các chuyên gia nói chỉ cần có thói quen nằm lướt điện thoại vào buổi tối thôi cũng đã khiến bạn rơi vào tình trạng khó ngủ rồi.
Nguồn: Sciencealert