Xuất hiện vào năm 2016, nền tảng video ngắn TikTok đến nay đã trở thành mạng xã hội hot nhất hành tinh với nhiều tranh cãi xoay quanh. Một trong những “đặc sản” của TikTok phải kể đến những trend thử thách. Để đu trend, không ít người dùng sẵn sàng mạo hiểm với sức khỏe, thậm chí tính mạng của mình để đổi lấy những lượt tương tác, thỏa mãn mong muốn được nổi tiếng.
Trong những năm qua, những thử thách điên rồ đã gây ra nhiều thiệt hại nhất phải kể đến những trend sau:
Xu hướng TikTok #fairyflying (tiên bay) khuyến khích hàng triệu người dùng tạo các video đáng lo ngại trông giống cảnh giả mạo tự tử bằng cách treo cổ. Video quay cảnh những người tham gia lơ lửng giữa không trung chỉ sử dụng tiểu xảo nhưng có thể bị hiểu nhầm thành hành vi gây chết người.
Dù chỉ là trò đùa nhưng tác động tiêu cực của nó đến sức khỏe tinh thần của người xem là thật. “Xu hướng #fairyflying có thể kích hoạt hoặc mang lại những cảm xúc tiêu cực cho những người từng có ý định tự tử hoặc có những người thân yêu đã tự tử”, Tiến sĩ Josh Stein, bác sĩ tâm thần của Newport Healthcare, nói với The Post.
Công thức nấu ăn nướng gà trong thuốc chữa cảm lạnh và dị ứng NyQuil là một trong những trend thử thách khó hiểu nhất từng lan truyền. Theo quảng cáo ban đầu, món gà này chữa buồn ngủ. Việc sử dụng thuốc NyQuil một cách biến tướng đã bị FDA cảnh báo.
Tổ chức y tế Mỹ giải thích: “Đun sôi một loại thuốc có thể làm cho nó đậm đặc hơn nhiều và thay đổi tính chất của thuốc. Nó cũng có thể làm tổn thương phổi của bạn”.
Skull-Breaker Challenge (Thử thách đập hộp sọ) thực sự thách thức người chơi hành động đúng như tên gọi của nó. Cơn sốt này được cho là bắt nguồn từ Venezuela với “cách chơi” là mọi người cùng nhảy múa, đến đoạn giữa video một người sẽ giả vờ vấp ngã và đập đầu mình xuống đất.
Xu hướng này đã gây ra không ít thương tích ngoài ý muốn. Không có gì ngạc nhiên khi các bác sĩ phản đối kịch liệt thử thách này vì nó có khả năng gây ra “những vết thương nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng”, từ gãy xương sọ đến tê liệt và tử vong.
Còn được gọi là “trò chơi ngất xỉu”, những người tham gia thử thách bất tỉnh sẽ tự bóp cổ mình cho đến khi họ bất tỉnh trong vài giây.
Một bé gái 10 tuổi ở Ý đã buộc một chiếc thắt lưng quanh cổ và vô tình ngạt thở vào tháng 1 đầu năm nay. Cô bé được đưa đến bệnh viện sau đó nhưng đã chết não. Thử thách điên rồ này nguy hiểm đến nỗi đã khiến TikTok vào cuộc ngay để xóa bỏ.
Ban đầu đây chỉ là một loại mẹo vặt để ăn ngô nhanh nhưng sau khi viral, nó đã trở thành một kiểu thử thách trên TikTok. Việc ăn ngô nhanh bằng cách gắn lõi ngô vào một mũi khoan đang quay là hành động nguy hiểm và có thể gây tai nạn. Rapper Jason Derulo từng bị mất một chiếc răng khi thực hiện màn thử thách.
Thử thách này quay cảnh TikToker cố gắng sửa những chiếc răng không đều của mình bằng công cụ không thể thô sơ hơn - dũa móng tay. Về cơ bản, nó tương đương với phương pháp tạo hình men răng - một quy trình định hình để loại bỏ men răng mà nha sĩ thẩm mỹ thực hiện. Tất nhiên, nha sĩ sẽ thực hiện với công cụ và tay nghề chuyên nghiệp khác hoàn toàn.
Việc TikToker tự ý “làm đẹp” cho răng đã gây ra sự phản đối kịch liệt từ cộng đồng nha khoa. Tiến sĩ Chad Evans, người đồng sáng lập Smile Magic Family Dental cho biết: “Bạn đang gây ra những tổn thương và sự hủy hoại không thể khắc phục đối với răng của mình”.
Tẩy lông toàn mặt từng là mốt làm đẹp cực hot thu hút hàng triệu lượt xem trên TikTok. Trend này được bắt đầu bởi một tiệm hớt tóc ở Hà Lan. Họ đã dùng sáp bôi trực tiếp lên toàn bộ khuôn mặt của khách hàng bệnh nhân. Họ thậm chí còn nhúng sáp vào mũi để nhổ những sợi lông mũi. Hình ảnh mãn nhãn khi lột sáp ra khỏi mặt khiến người xem thích thú.
Các chuyên gia về da đã gọi cách làm đẹp này là cố tình tạo chấn thương cho da, đặc biệt là những vùng nhạy cảm như vùng quanh mắt.
Từng có một thời gian những phụ huynh chơi TikTok nhiệt tình “đu trend” mắng con. Những ông bố bà mẹ này chê bai con cái của họ một cách gay gắt với lý do để tạo tiếng cười. Họ có thể gọi con mình là “lỗi lầm”, “tai nạn”. Dù mục đích thực sự là để đùa giỡn nhưng nhiều người đã dùng từ ngữ thái quá, đến mức xúc phạm và gây ra tổn thương tâm lý không nhỏ cho con trẻ.
Nguồn: NY Post