Cảm thấy mình... nghèo quá, làm việc mãi mà vẫn chưa giàu? Cảm thấy bất mãn vì xuất phát điểm của mình thua kém người khác? Thực ra thì cứ bình tĩnh đã. Dành cho những ai chưa biết thì theo số liệu thống kê năm 2016, 78% triệu phú dollar tại Mỹ có xuất thân từ những gia đình nghèo hoặc trung bình. Nói cách khác, bạn hoàn toàn có thể trở nên giàu có vào một ngày nào đó.
Vấn đề là bằng cách nào? Dưới đây là một số lý do khiến bạn làm việc mãi mà chẳng thể giàu lên, và cách để thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn ấy.
Có một thực tế là mọi người thường đánh giá sự vật, sự việc theo những cách khác nhau dựa vào ngoại cảnh. Như nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Journal of Consumer Research năm 2010 từng làm một thử nghiệm như sau: yêu cầu mọi người đánh giá sản phẩm được đặt ở 2 khu vực khác nhau, một bên được trải thảm, một bên là sàn nhựa. Kết quả, phản hồi về sản phẩm đặt ở bên trải thảm tốt hơn.
Tưởng như không liên quan, nhưng thực ra tâm lý này ảnh hưởng khá nhiều đến tình hình kinh tế của bạn. Chẳng hạn, bạn chọn mua đồ vì vẻ ngoài, thay vì chất lượng. Hoặc khi chọn công việc, bạn sẽ dễ phải lòng một nơi có văn phòng đẹp, trong khi nơi khác cho bạn cơ hội thăng tiến tốt hơn. Vậy nên để không rơi vào cảnh này, hãy đảm bảo cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn, không để hình ảnh che mờ lý trí.
Cũng lại là một tâm lý khá nhiều người gặp phải: chúng ta có xu hướng chú ý đến lời khen mà lờ đi những ý kiến tiêu cực. Nhưng chính những lời phản hồi không tốt này, nếu không sớm được giải quyết sẽ ngăn cản bạn trở nên thành công.
Để tránh rơi vào tình trạng ấy, hãy chú ý đánh giá mọi thông tin thu thập được một cách khách quan. Dĩ nhiên, để chấp nhận một lời nhận xét thẳng thắn không phải dễ, nhưng việc lờ nó đi sẽ khiến bạn mất nhiều cơ hội để phát triển bản thân.
Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 1989 của ĐH Pennsylvania (Mỹ), các chuyên gia đã thử làm một thí nghiệm yêu cầu tình nguyện viên tưởng tượng mình là bác sĩ và đưa ra phương án điều trị cho bệnh nhân. Họ có 2 lựa chọn: hoặc là thử chữa trị với tỉ lệ tử vong 15%, hoặc không làm gì và tỉ lệ sẽ là 20%.
Kết quả cho thấy, 13% chọn không làm gì cả, vì như vậy trách nhiệm sẽ ít hơn trong trường hợp bệnh nhân qua đời. Nhưng đây thực chất là một cái bẫy tâm lý, khiến người ta tin rằng chẳng làm gì sẽ an toàn hơn là thử và chấp nhận rủi ro.
Tâm lý này cũng có liên quan đến cuộc sống của mỗi chúng ta. Nhiều người cho rằng việc sống thụ động, lười biếng sẽ không gây tổn hại gì, nhưng bạn đang tiêu tốn một thứ tài sản vô giá: thời gian. Đáng ra khi đó, bạn có thể làm tăng ca để kiếm thêm tiền, hoặc đi học thêm, hoặc tự suy nghĩ về ý tưởng kinh doanh riêng - tất cả đều có ích trong tương lai.
Một số khoản chi tiêu cần phải được tính toán trong nhiều năm. Chẳng hạn nếu muốn mua xe, bạn sẽ cần phải tiết kiệm một khoản thời gian thay vì mua theo ý thích và phải dựa vào các công ty tài chính.
Nhìn chung, bạn cần có kế hoạch chi tiêu trong dài hạn, nếu không sẽ ngập chìm trong vòng xoáy nợ nần.
Nếu bạn cứ luôn nghĩ rằng xem phim, ăn uống ở ngoài là tốn tiền (vì mọi thứ đều có thể làm ở nhà), đến một lúc nào đó bạn sẽ cảm thấy khá bất mãn với cuộc sống đấy.
Dù đúng là làm như vậy, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi tiêu khá ổn định, nhưng đồng thời lại tước đi chính nhu cầu giải trí của bản thân, và về lâu về dài thì điều đó không tốt. Hoặc bạn cần dành thêm một khoản để giải trí, hoặc phải học cách tìm lấy niềm vui mà không tốn tiền - như mời bạn bè về nhà chơi chẳng hạn.
Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì phải đi cùng nhau. Sự thật là chẳng ai có thể thành công một mình được, vậy nên đặc điểm chung của những người giàu có là họ có kỹ năng đàm phán, giao tiếp rất tốt.
Có kỹ năng đàm phán, bạn có thể thỏa thuận được mức lương cao hơn, môi trường làm việc tốt hơn, và nhận được sự trợ giúp của nhiều người xung quanh - đặc biệt là những người giỏi hơn bạn.
Một số người cho rằng để giàu có, bạn phải trở nên xấu xa, phải bóc lột người khác. Nhưng không phải vậy. Rất nhiều người giàu lên một cách chân chính, và cốt cách con người của họ cũng rất tốt.