Nói dối thường xuyên
Liên tục phát hiện nửa kia nói dối không phải là một dấu hiệu tốt. Việc không thành thật với nhau có thể gây khó khăn trong việc xây dựng các nền tảng vững chắc trong mối quan hệ hoặc thậm chí phá hủy mối quan hệ mà bạn đã xây dựng, dẫn tới một tương lai bất định cho cả hai.
Hạ thấp bạn liên tục
Samara Quintero - một nhà trị liệu hôn nhân và gia đình tại Choose Therapy cho biết: "Đây là một hình thức lạm dụng tình cảm có thể dẫn tới cảm giác bất an, lo lắng và tự ti trong mối quan hệ lứa đôi".
Không muốn thỏa hiệp
Nếu nửa kia của bạn không sẵn sàng thỏa hiệp, nhường nhịn kể từ những điều nhỏ nhặt nhất, bạn nên thận trọng hơn với mối quan hệ này. Trong các mối quan hệ lành mạnh, sự thỏa hiệp cần đến từ cả hai phía, dựa trên sự xem xét về nhu cầu và mong muốn của nhau. Thỏa hiệp không phải là con đường một chiều.
"Trốn" khỏi những cuộc thảo luận
Việc trốn tránh những cuộc thảo luận nghiêm túc có thể gây hại cho mối quan hệ của bạn. Những người gặp khó khăn trong việc chịu đựng cảm giác nghiêm túc, áp lực thường sẽ mắc phải hành vi tiêu cực này. Tuy nhiên, ngay cả những mối quan hệ lành mạnh nhất cũng không thể tránh khỏi những vấn đề nghiêm túc cần thảo luận nên bạn cần chắc chắn rằng nửa kia của mình sẵn sàng đối mặt, cùng trò chuyện tìm ra giải pháp trước khi mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
Kiểm soát, ghen tuông thái quá
Những hành vi kiểm soát thường bắt đầu một cách tinh vi nhưng có xu hướng tăng mức độ dần dần, dẫn tới kết quả cuối cùng là sự ngột ngạt, gò bó trong mối quan hệ. Một phân tích tổng hợp năm 2010 cho thấy khi sự ghen tuông trong một mối quan hệ tăng lên, chất lượng mối quan hệ sẽ giảm xuống.
Không giao tiếp cởi mở
Có thái độ thụ động, hung hăng, hay đổ lỗi hoặc bộc lộ cảm xúc tiêu cực thái quá có thể là dấu hiệu của sự thiếu đi khả năng giao tiếp hiệu quả. Giao tiếp là nền tảng của một mối quan hệ. Vì vậy nếu cả hai không thể giao tiếp cởi mở và lành mạnh, mối quan hệ sẽ không thể tránh khỏi những vấn đề thường xuyên.
Không có bất kỳ người bạn nào
Nếu nửa kia của bạn không có bất kỳ người bạn nào của riêng họ, đây có thể là một dấu hiệu đỏ bạn cần chú ý. Điều này bắt nguồn từ việc nửa kia thiếu kỹ năng xã hội, có tính cách khó gần hoặc thường có cái nhìn tiêu cực về người khác. Việc không có bạn riêng có thể dẫn đến tình trạng đeo bám bạn quá mức và mong muốn bạn chỉ dành thời gian cho mình họ mà thôi.
Không chăm sóc mối quan hệ của cả hai
Một phân tích năm 2014 về mối quan hệ vợ chồng cho thấy rằng cần có sự hỗ trợ, chăm sóc và vun đắp từ cả hai phía để mối quan hệ được ổn định, lâu dài. Nếu thiếu đi sự chăm chút từ một trong hai, mối quan hệ sẽ rất dễ rơi vào bế tắc.
(theo Insider)