Ngày nay, với công nghệ hiện đại, chúng ta có thể dễ dàng thay đổi diện mạo của mình với sự hỗ trợ của các thủ thuật thẩm mỹ tiểu phẫu hoặc đại phẫu. Với việc phương pháp thẩm mỹ đang ngày càng tiên tiến hơn, chúng ta thường nghĩ rằng các thủ thuật thẩm mỹ mới chỉ xuất hiện cách đây vài thập kỷ. Tuy nhiên, trên thực tế, lịch sử của phương pháp làm đẹp này đã có từ hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm tuổi.
Do vậy, hãy cùng khám phá những phương pháp làm đẹp từng được người xưa áp dụng để thay đổi, cải thiện diện mạo của mình nhé!
Vào thời Ai Cập cổ đại, lông mày là một trong những thứ được chú trọng khi xét về tổng thể diện mạo của một người, bất kể là nam hay nữ. Đối với họ, một đôi lông mày hoàn hảo cần rậm và đen, do vậy, những người này thường nhuộm lông màu của mình với antimony để có được màu đen như ý.
Trong khi đó, vào thời Hy Lạp cổ đại, lông mày lại được vẽ bằng bồ hóng. Thậm chí, ở thời ấy, người Hy Lạp đôi khi còn dùng nhựa cây để dán lông mày giả làm từ lông dê nhuộm lên trán để có được cặp chân mày như ý.
Bác sĩ phẫu thuật người Ấn Độ, Sushruta, được coi là một trong những cha đẻ của phẫu thuật thẩm mỹ. Ông được cho là sống trong khoảng thời gian từ năm 600 trước Công nguyên đến năm 1000 trước Công nguyên. Trong khoảng thời gian này, Sushruta đã phát triển các kỹ thuật tái tạo mũi.
Tuy nhiên, việc sửa mũi trong quá khứ được thực hiện không phải vì mục đích làm đẹp mà để giúp đỡ những người không may bị thương. Được biết, các phương pháp nâng mũi hiện đại cũng dựa trên một số kỹ thuật do Sushruta phát triển.
Người Trung Quốc ngay từ thời xưa đã tìm được phương pháp phẫu thuật "sứt môi" và phát triển lên để phẫu thuật chứng hở hàm ếch. Điều này được ghi lại khi một nhà thơ bị hở hàm ếch và quyết định thực hiện phẫu thuật để có được vẻ ngoài ưng ý hơn.
4. Phẫu thuật nhấn mí đã có từ 2.000 năm trước.
Trở lại thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên, nhà khoa học Aulus Cornelius Celsus đã mô tả một loại phẫu thuật thẩm mỹ dành cho những người có mí mắt trên bị giãn. Ngày nay, thủ tục này được gọi là tạo hình sợi nhỏ hoặc nhấn mí. Ngày nay, tiểu phẫu này đã vô cùng phổ biến đối với những người chưa có được đôi mắt như ý.
Vào đầu thế kỷ 20, hàng lông mi dày và cong được coi là nét tô điểm thêm cho khuôn mặt người phụ nữ. Năm 1911, nhà phát minh Anna Taylor đã được cấp bằng sáng chế cho lông mi giả. Lông mi giả được người phụ nữ này làm ra từ tóc, vải được khâu thành hình vòng cung.
Tuy nhiên, phải đến năm 1916 khi đạo diễn DW Griffith nhất quyết yêu cầu nữ diễn viên Seena Owen đeo mi giả trong quá trình quay bộ phim Intolerance thì việc sử dụng lông mi giả mới thực sự trở nên phổ biến.
Năm 1902, nghệ sĩ xăm mình Sutherland MacDonald là người đã đi tiên phong trong lĩnh vực phun xăm thẩm mỹ. Ông đã tạo ra kỹ thuật gọi là "nước da hồng hào quanh năm" giúp phụ nữ duy trì được vẻ hồng hào trên má và khiến thủ thuật này trở nên cực phổ biến vào năm 1920.
Trong khi đó, một nghệ sĩ xăm khác là George Burchett cũng tuyên bố rằng ông sẽ giúp những người phụ nữ có được lớp trang điểm vĩnh viễn với phương pháp tiêm thuốc nhuộm thực vật vào lớp trên cùng của biểu bì da.
Nhiều nữ diễn viên nổi tiếng của thập niên 1950 đã sử dụng các thủ thuật khác nhau để cải thiện ngoại hình của mình. Ví dụ, xưởng phim đã tạo hình lông mày cho minh tinh Elizabeth Taylor và biến hình ảnh xinh đẹp quý phái của nữ diễn viên này thành biểu tượng.ư
Bên cạnh đó, Rita Hayworth đã trải qua một cuộc điều trị điện phân trong một năm để nâng chân tóc, giúp cô có được mái tóc bồng bềnh hay Marlene Dietrich lại yêu cầu các nhà tạo mẫu kéo căng từng phần tóc của mình để da mặt trông mịn và căng hơn.
Nguồn: Bright Side