7 năm trước mừng cưới bạn 500k, giờ nhận lại phong bì 300k không biết phải làm sao cho đúng

Ngọc Linh, Theo Phụ nữ số 12:22 03/01/2025
Chia sẻ

Chia sẻ của cô gái này hiện đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Đi đám cưới là câu chuyện "có qua, có lại". Tiền mừng cưới vì thế cũng trở thành vấn đề quan trọng, dù chủ đề này chẳng mới nhưng cũng chưa bao giờ hết hot. Mới đây, tâm sự của một "nàng dâu mới" sau khi bóc phong bì mừng cưới, lại một lần nữa, khiến nhiều người phải đặt câu hỏi: Mừng cưới bao nhiêu mới là đủ, và "đẹp"?

"Cưới xin chính là một cuộc đại thanh lọc bạn bè"

Trong bài đăng của mình, nàng dâu mới này cho biết có những người cô đã mừng cưới 300k-500k từ cách đây 5-7 năm, nhưng đến khi tham dự đám cưới của cô, có người chỉ bỏ phong bì 300k, 200k. Thậm chí, không đi cũng không gửi tiền mừng.

Điều này khiến cô vừa chạnh lòng, vừa bức xúc.

7 năm trước mừng cưới bạn 500k, giờ nhận lại phong bì 300k không biết phải làm sao cho đúng- Ảnh 1.

Nguyên văn chia sẻ của nàng dâu mới

Trong phần bình luận của bài đăng, có người đồng cảm với cô vì cũng trải qua hoàn cảnh tương tự, cũng có người cho rằng mình “đi” bao nhiêu là việc của mình, họ “đi” lại bao nhiêu là quyền của họ. Chẳng có gì đáng trách hay đáng suy nghĩ cho nặng cả đầu ra.

7 năm trước mừng cưới bạn 500k, giờ nhận lại phong bì 300k không biết phải làm sao cho đúng- Ảnh 2.

“Là bạn muốn cho đi chứ đâu phải người ta đòi hỏi?”

7 năm trước mừng cưới bạn 500k, giờ nhận lại phong bì 300k không biết phải làm sao cho đúng- Ảnh 3.

Bên cạnh đó, nhiều người cũng chia sẻ hoàn cảnh tương tự với chủ bài đăng, cho rằng cưới xong “lọc” được kha khá bạn

Tựu trung lại, mỗi người đều có một quan điểm riêng trong câu chuyện tiền mừng cưới. Người đúng về lý, người đúng về tình. Suy cho cùng, khó mà có thể tìm ra được một lời khuyên hay một công thức, để "tiền mừng cưới" không trở thành nguyên nhân khiến tình cảm, tình bạn sứt mẻ.

Mừng cưới thế nào để vừa "thoải mái tâm lý" cho chính mình, vừa không lo "bị lỗ"?

Ai rồi cũng đều đến tuổi “nhận được thiệp cưới”, đặc biệt là khi đã đi làm. Vậy có hay không một “bộ nguyên tắc” để việc đi ăn cưới và mừng cưới không trở thành gánh nặng tâm lý, cũng không làm sứt mẻ tình cảm bạn bè hay tình đồng nghiệp?

Đặt ra câu hỏi này với Hương Dung (31 tuổi) và Thùy Trang (29 tuổi) - những người đã có “thâm niên đi ăn cưới”, chúng tôi nhận được những chia sẻ như sau.

"Tùy vào mức độ thân thiết mà mình có thể trực tiếp tới dự hoặc không đi nhưng vẫn gửi phong bì mừng 500k. Còn với những mối quan hệ xã giao, không có nhiều liên kết và ít gặp gỡ, nếu có được mời, mình không đi và cũng không gửi tiền mừng luôn, dù đó có là đồng nghiệp cùng công ty đi chăng nữa.

Mình xác định chỉ đi và chỉ mừng cưới những người mà sau này mình cưới, mình cũng muốn mời họ. Thế cho nhẹ đầu, đỡ tốn tiền, chứ ai mời cũng đi và cũng gửi tiền mừng thì tốn kém lắm” - Thùy Trang bộc bạch.

7 năm trước mừng cưới bạn 500k, giờ nhận lại phong bì 300k không biết phải làm sao cho đúng- Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Cũng cùng quan điểm với Thùy Trang, nhưng Hương Dung lại nhấn mạnh thêm rằng nếu không phải anh chị em thân thiết trong gia đình, hãy mừng nhau bằng tiền mặt thay vì mừng vàng.

“Đợt trước mình thấy có nhiều người tâm sự là được mừng cưới bằng vàng, xong giá vàng tăng cao quá, không đủ tiền để mua vàng mừng lại. Thế nên mình nghĩ mừng cưới bằng tiền mặt là hợp lý nhất, cho cả người mừng lẫn cô dâu chú rể. Sau này mình cưới, họ cũng đỡ áp lực, mà mình cũng đỡ tốn công mất sức suy nghĩ nếu họ không mừng lại vàng.

Trừ trường hợp anh chị em ruột trong nhà thì không nói, còn lại, bạn bè có thân đến đâu cũng không nên mừng vàng kể cả bản thân dư dả” - Hương Dung khẳng định.

Dù đều có chung quan điểm “chỉ mừng cưới những người mà sau này mình cưới, mình cũng muốn mời họ”, nhưng cả Hương Dung và Thùy Trang đều thừa nhận: Có những mối quan hệ không thân, có cưới cũng không muốn mời, nhưng nếu họ cưới và mời mình, mình vẫn phải mừng.

“Ví dụ như sếp cưới chẳng hạn, sếp mời mình, mình không đi, cũng không mừng thì thấy hơi kỳ. Chứ thực ra mình cũng chẳng thân với sếp đến mức sau này cưới, mình muốn sếp tham dự. Những trường hợp như vậy thì mình không đi, nhưng cũng gửi phong bì 300k hoặc 500k, tùy tình hình và khả năng tài chính lúc đó. Hoặc là đồng nghiệp không thân, nhưng lại hay làm việc cùng nhau, thì mình cũng sẽ gửi phong bì mừng cưới dù không đi. Như vậy cho đỡ khó xử” - Cả hai đồng tình.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày