7 ký hiệu này ai cũng biết nhưng nguồn gốc của chúng thì cá rằng chưa mấy ai nghe tới

Ken, Theo Trí Thức Trẻ 16:06 24/11/2017
Chia sẻ

Cùng điểm lại những kí hiệu cực quen thuộc nhưng ẩn sau đó là ý nghĩa vô cùng độc đáo.

Có những biểu tượng, kí hiệu mà chúng ta vẫn thấy hàng ngày nhưng đôi khi lại nhầm tưởng về ý nghĩa của chúng.

Chắc chắn bạn sẽ cực bất ngờ với những biểu tượng dưới đây bởi chúng đặc biệt lắm đó.

1. Đầu lâu xương sọ

7 ký hiệu này ai cũng biết nhưng nguồn gốc của chúng thì cá rằng chưa mấy ai nghe tới - Ảnh 1.

Nhìn thấy biểu tượng đầu lâu xương sọ bạn sẽ nghĩ ngay đến biểu tượng của sự nguy hiểm, của cái chết. Tuy nhiên, không chỉ mang ý nghĩa chết chóc, đây còn là biểu tượng của cuộc sống vĩnh cửu, sự hồi sinh bởi khi 1 người đã chết, xương không hề bị phân hủy mà.

Đó là lý do vì sao tại cổng nghĩa trang châu Âu lại có những biểu tượng này.

2. Biểu tượng Triquetra

Biểu tượng nổi tiếng Triquetra này được nhắc đến trong bộ phim Phép thuật này hóa ra là có thật và sở hữu câu chuyện lịch sử thú vị.

7 ký hiệu này ai cũng biết nhưng nguồn gốc của chúng thì cá rằng chưa mấy ai nghe tới - Ảnh 2.

Trong thời kỳ đồ đồng ở châu Âu, nó được sử dụng để đánh dấu vị trí của Mặt trời trên bầu trời (mặt trời mọc, đỉnh cao và hoàng hôn) và cả các pha Mặt trăng. Nó cũng được dùng trong các chu kỳ của thiên nhiên nữa. Được biệt, biểu tượng này phổ biến của người Celts và Scandinavia.

3. Kí hiệu phát, tạm dừng, và dừng hẳn

Chắc hẳn ai cũng quá quen thuộc với những ký hiệu này. Tuy nhiên, bạn có hay biết, biểu tượng tạm dừng có ý tưởng theo một kí hiệu trong nhạc lý - ngắt giọng không?

7 ký hiệu này ai cũng biết nhưng nguồn gốc của chúng thì cá rằng chưa mấy ai nghe tới - Ảnh 3.

Trong khi đó, biểu tượng của nút Play với hình tròn/vuông bao quanh một hình tam giác lại tượng trưng cho phong trào, và nút "ghi" - (Record) vốn được phủ 1 màu đỏ - như hàm ý chỉ rằng, đây là nút quan trọng và đừng ai vô tình ấn vào xóa chương trình trong đó.

4. Biểu tượng Ichthus

Hình ảnh 2 vòng cung bắt chéo nhau tại 1 điểm, kéo dài ra gần giống hình con cá là biểu tượng chỉ Chúa Jesus trong thời kỳ sơ khai của đạo Kitô.

7 ký hiệu này ai cũng biết nhưng nguồn gốc của chúng thì cá rằng chưa mấy ai nghe tới - Ảnh 4.

Tuy nhiên, có tài liệu cho rằng, Ichthus từng được người Hy Lạp, La Mã sử dụng. Ichthus chính là con nữ thần sinh sản Atargatis và hình cá tựa như "người mẹ vĩ đại".

5. Biểu tượng chữ thập đỏ

Nếu bạn cho rằng biểu tượng của Uỷ ban Quốc tế về Chữ thập đỏ (ICRC) giống với lá cờ Thụy Sĩ thì bạn nói đúng rồi đó. Ý tưởng này được tạo ra bởi 1 doanh nhân người Thụy Sĩ Jean - Henri Dunant đã đề nghị thành lập một tổ chức trung lập để chăm sóc cho những người bị thương trong chiến tranh năm 1859.

7 ký hiệu này ai cũng biết nhưng nguồn gốc của chúng thì cá rằng chưa mấy ai nghe tới - Ảnh 5.

Tổ chức chữ thập đỏ quốc tế bắt đầu hoạt động vào năm 1863. Sau đó một năm, Công ước Geneva với những nội dung về vấn đề nhân đạo được ký kết.

Chữ thập đỏ trên nền trắng là sự đảo lại của quốc kỳ Thụy Sĩ, quê hương của ông Dunant. Nó cũng rất dễ được nhận thấy từ khoảng cách xa, rất phù hợp cho việc cứu thương.

6. Biểu tượng ngành y dược

Một cây gậy với con rắn cuốn quanh từ rất lâu đã trở thành biểu tượng của ngành y. Vài người cho rằng, nó có liên hệ với câu chuyện Exodus trong Kinh Thánh, khi Moses ném cây gậy xuống đất và giết con rắn của phù thủy xứ Ai Cập thì một con rắn khác ngậm thảo dược bò tới để cứu và làm con rắn bị chết sống lại.

7 ký hiệu này ai cũng biết nhưng nguồn gốc của chúng thì cá rằng chưa mấy ai nghe tới - Ảnh 6.

Người khác lại cho rằng, cây gậy trên biểu tượng thuộc về Aesculapius (La Mã) hay Asklepios (Hy Lạp), vị thần y dược.

Những đứa con của Asculapius cũng có liên hệ với các thầy thuốc. Hygieia là nữ thần sức khỏe, Panaceia là vị thần chữa lành vết thương. Dựa vào truyền thuyết trên, ngành y học đã dùng biểu tượng con rắn thành quấn quanh cây gậy phép của Aesculapius. Con rắn quấn quanh cây gậy tượng trưng cho sự khôn ngoan, khả năng chữa trị bệnh và kéo dài tuổi thọ.

7. Ý nghĩa bàn tay Hamsa

7 ký hiệu này ai cũng biết nhưng nguồn gốc của chúng thì cá rằng chưa mấy ai nghe tới - Ảnh 7.

Hamsa, còn được gọi là Bàn tay của Fatima - là một tấm bùa hộ mệnh phổ biến trong các nền văn hoá Do Thái và Ả Rập.

Nhiều người cho rằng, có 1 mối liên hệ giữa Hasma và Mano pantea - được tìm thấy ở Rome và Ai Cập cổ đại. Biểu tượng này sau đó xuất hiện trong Kitô giáo. Sau đó, Hasma được cho là một biểu tượng của phước lành, giúp họ tránh khỏi con mắt ác (evil eye).

Nguồn: Brightside

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày