6 cấp độ tiền tài của một đời người, bạn đã đạt đến mức nào: Cấp độ cao nhất ai cũng mơ nhưng chưa chắc đã an nhàn hoàn toàn

Thiên An, Theo Trí thức trẻ 16:09 12/05/2022
Chia sẻ

Người có ít tiền chắc hẳn sẽ có nhiều trăn trở, nhưng liệu rằng người có nhiều tiền đã thoát được khỏi những suy nghĩ giằng xé?

An toàn về tài chính là gì? Đó là một câu hỏi mà tất cả chúng ta đều tự hỏi. Nhưng dù có thể hiểu rõ vị trí hiện tại của mình, ta vẫn khó xác định được vị trí mà bản thân nên hướng tới. Bởi vậy, hãy cùng tìm hiểu về 6 cấp độ của sự giàu có, để hiểu mình cần làm gì để bước tiếp bước tiếp theo.

Cấp độ 1 - Phụ thuộc

Tất cả mọi người đều bắt đầu cuộc sống trong tình trạng phụ thuộc về tài chính, tức là trông cậy cả vào người khác để được chu cấp. Nhưng trong cuộc sống, nhiều người gặp phải những hoàn cảnh không lường trước được, khiến họ rơi vào tình trạng lệ thuộc về tài chính kể cả khi đã trưởng thành. Khi điều này xảy ra, họ không thể nghĩ đến bất cứ thứ gì khác ngoài tiền.

6 cấp độ tiền tài của một đời người, bạn đã đạt đến mức nào: Cấp độ cao nhất ai cũng mơ nhưng chưa chắc đã an nhàn hoàn toàn - Ảnh 1.

Nhóm người này phải đối mặt với những món nợ chồng chất, tưởng như không thể thoát ra được. Những khái niệm như "độc lập tài chính" là quá xa vời, đến mức không đáng để suy nghĩ. Lúc này, người ta chỉ cố gắng giữ cho bản thân không bị sa lầy, và giữ sự ổn định nhất có thể, trong bối cảnh đầy khó khăn.

Nếu đang ở trong tình trạng này, đừng vội chán nản. Tác giả J.K Rowling cũng ở trong tình trạng phụ thuộc khi bà viết Harry Potter. Hay nhiều doanh nhân khác cũng đã bắt đầu vươn tới thành công từ chính tình trạng khó khăn này.

Cấp độ 2 – Đủ sống

Những người này có tiền ở mức vừa đủ trang trải cho cuộc sống, không dư dả. Họ ít có điều kiện đi du lịch, và những khoản chi tiêu bất ngờ có thể khiến cuộc sống ngay lập tức trở nên khó khăn trong thời gian dài. Gần như họ không để ra được tiền tiết kiệm, và số tiền trong tài khoản thì tăng giảm thất thường, không ổn định.

Chỉ cần một tháng không có thu nhập, nhóm người này sẽ gặp nhiều vấn đề. Họ không dám đương đầu với những rủi ro trong công việc và tương lai. Không những vậy, họ thường có tư tưởng ghen tị với những người bạn giàu hơn.

6 cấp độ tiền tài của một đời người, bạn đã đạt đến mức nào: Cấp độ cao nhất ai cũng mơ nhưng chưa chắc đã an nhàn hoàn toàn - Ảnh 2.

Tiết kiệm để nghỉ hưu cũng chỉ là một ưu tiên thứ yếu. Khái niệm “độc lập hoàn toàn về tài chính” cũng là một mục tiêu xa vời và không thể đạt được, trừ khi họ được trợ cấp xã hội và sống cực kỳ tiết kiệm.

Cấp độ 3 - Ổn định

Nhóm người này thường có 3–6 tháng tiền tiết kiệm và quỹ khẩn cấp. Họ đủ khả năng ứng phó với những chi phí nảy sinh bất ngờ và có đủ tiền để có một cuộc sống với chất lượng tốt. Mỗi năm vẫn có thể đi du lịch từ 1-2 lần, với chi phí không quá đắt đỏ. Họ đủ khả năng đặt ra các mục tiêu tài chính trong vòng 6 tháng đến một năm trở lại, không thể xa hơn.

6 cấp độ tiền tài của một đời người, bạn đã đạt đến mức nào: Cấp độ cao nhất ai cũng mơ nhưng chưa chắc đã an nhàn hoàn toàn - Ảnh 3.

Họ sẽ cố gắng dành tiền để đầu tư cho tương lai, nhưng đó chỉ là một số tiền nhỏ mỗi tháng. Những người này có thể đã có trong tay tài sản riêng, như nhà cửa, và từng bước gây dựng thêm từ đó.

Cấp độ 4 – An toàn

Tình hình tài chính của nhóm người này tương đối vững vàng. Họ có từ 6 tháng đến một năm tiền tiết kiệm và quỹ khẩn cấp, cùng một số tiền khá chắc chắn để đầu tư cho tương lai. Nếu gặp phải một số vấn đề trong công việc hoặc có một khoản chi lớn đột xuất, họ vẫn có thể giải quyết được. Điều kiện tài chính vững chắc cũng thay đổi cách nhìn của họ về cuộc sống. 

Họ hướng tới những mục tiêu xa hơn trong sự nghiệp và cuộc sống, hơn là lo lắng về những chi tiêu thường nhật. Họ có nhiều lựa chọn hơn, và sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

6 cấp độ tiền tài của một đời người, bạn đã đạt đến mức nào: Cấp độ cao nhất ai cũng mơ nhưng chưa chắc đã an nhàn hoàn toàn - Ảnh 4.

Nhóm này cũng hướng đến một vị trí ổn định hơn, chắc chắn hơn. Dù không phải lo lắng về tiền bạc ngày qua ngày, nhưng họ vẫn còn lo lắng về tương lai. Những câu hỏi như: Liệu rằng tiền đã đủ để làm những điều mình muốn? Liệu có đủ khả năng để mang đến cho gia đình một cuộc sống như ý muốn không? Liệu có thể cải thiện sự cân bằng trong công việc / cuộc sống hay không? … vẫn sẽ xuất hiện.

Cấp độ 5 - Độc lập

Nhóm người này coi công việc chỉ là lựa chọn, không phải là yêu cầu cấp thiết, vì họ đã có đủ điều kiện để sống trên số tài sản đã có. 

Mặc dù vậy, họ cũng không thực sự muốn ngừng làm việc hoàn toàn. Chỉ là khái niệm về 'công việc' của họ đã thay đổi. Vẫn còn đó những vất vả và bon chen của cuộc sống hàng ngày, nhưng nhóm người này có quyền chọn những gì họ muốn làm.

6 cấp độ tiền tài của một đời người, bạn đã đạt đến mức nào: Cấp độ cao nhất ai cũng mơ nhưng chưa chắc đã an nhàn hoàn toàn - Ảnh 5.

Giờ đây, thời gian đã trở thành một loại tài sản và là trọng tâm trong cuộc sống hàng ngày của họ. Tuy nhiên, những thói quen và tâm huyết mà nhóm người này đã bỏ ra từ những ngày khó khăn đã hằn sâu trong con người họ, và đôi lúc họ sẽ cảm thấy không thể quen với sự nhàn cư. 

Cấp độ 6 – Dư dả

Những người này có nhiều tiền hơn cả mọi nhu cầu chi tiêu. Họ bắt đầu nghĩ đến những di sản mà bản thân có thể để lại cho thế hệ sau, nghĩ đến những thay đổi lớn lao mà bản thân có thể tạo ra.

6 cấp độ tiền tài của một đời người, bạn đã đạt đến mức nào: Cấp độ cao nhất ai cũng mơ nhưng chưa chắc đã an nhàn hoàn toàn - Ảnh 6.

Sự dư dả mà họ có là nhờ những kỹ năng kinh doanh, kĩ năng sống nhất định mà thế hệ sau cần đến, và họ hiểu rằng cần truyền lại những kỹ năng đó. 

Tuy nhiên, vẫn sẽ có những nỗi băn khoăn xuất hiện trong đầu họ, chẳng hạn như: Liệu mình đã sử dụng thời gian một cách đúng đắn hay chưa? Mình có thể đưa ra quyết định khác tốt hơn không?

Lời kết

Con người chúng ta có xu hướng lãng mạn hóa quá khứ và lí tưởng hóa những mục tiêu trong tương lai.

Nhiều người nhận ra rằng một khi đã đạt được các mục tiêu tài chính, họ không hoàn toàn thỏa mãn như mong đợi, mà sẽ tiếp tục bị cuốn theo mục tiêu cao hơn. Bởi vậy, điều quan trọng là giữ một quan điểm lành mạnh và chừng mực khi đặt ra các mục tiêu của mình.

Tự do tài chính chắc chắn sẽ khiến một người hạnh phúc hơn so với những lo lắng về tiền bạc. Tuy nhiên, tiền chỉ là một công cụ, bản thân nó không phải là một mục tiêu và việc chạy theo đồng tiền có thể trở thành một hành động vô nghĩa.

6 cấp độ tiền tài của một đời người, bạn đã đạt đến mức nào: Cấp độ cao nhất ai cũng mơ nhưng chưa chắc đã an nhàn hoàn toàn - Ảnh 7.

Các mục tiêu tài chính không có ý nghĩa gì, trừ khi cuộc sống có được sự thỏa mãn mà ta cần. Do vậy, hãy cố gắng sắp xếp cuộc sống, bằng cách cân bằng giữa các yếu tố về tiền bạc, sức khỏe và niềm vui, để có thể hạnh phúc ngay lúc này trong khi vẫn ổn định tài chính suốt đời.

Theo Medium

https://cafef.vn/6-cap-do-tien-tai-cua-mot-doi-nguoi-ban-da-dat-den-muc-nao-cap-do-cao-nhat-ai-cung-mo-nhung-chua-chac-da-an-nhan-hoan-toan-20220511213601429.chn
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày