Những gì bạn nhìn thấy và trải nghiệm mỗi ngày không thực sự là thế giới thực, mà là một thế giới do não bộ tạo ra. Não bộ thu nhận thông tin, phân tích và tạo ra một hiện thực mà chúng ta có thể cảm nhận được.
Vấn đề là đôi khi cái thế giới được tạo ra ấy lại sai lệch so với thế giới thực. Chẳng hạn, với mỗi lựa chọn bạn đưa ra, bạn cho rằng mình toàn quyền chủ động trong việc đó, đúng chứ? Nhưng thực ra não bộ đã có tác động trong từng suy nghĩ, từng lựa chọn của bạn, và bi kịch hơn là lựa chọn ấy sẽ không đúng nếu xét trên tính logic.
Đi mua sắm, hẳn rất nhiều người từng than phiền những câu đại loại như: "chả có gì để mua." Nhưng thực tế lại chỉ ra điều ngược lại: rất nhiều người chỉ thích có ít lựa chọn hơn là có quá nhiều thứ phải xem.
Hiện tượng này được xác nhận thông qua thí nghiệm... bán mứt. Khi có quá nhiều loại mứt được bày bán, chỉ 3% khách hàng quyết định mua. Nhưng khi giới hạn lại chỉ còn 3 loại, con số bỗng nhảy lên tới 30%.
Rõ ràng về mặt logic thì hiện tượng này quá sai, nhưng thực tế thì nó vẫn xảy ra, vì não bộ muốn như thế.
Trong tiếng Anh, khoa học gọi nghịch lý: tôi luôn đúng này là "confirmation bias", và dường như ai cũng mắc phải nó.
Có thể hiểu đơn giản như sau: chúng ta sẽ có xu hướng tin tưởng vào một điều gì đó, nếu như nó trùng với suy nghĩ của bản thân.
Ví dụ, bạn nghĩ 1 + 1 = 3, mà giờ có người cũng nói như vậy, thì bạn sẽ hoàn toàn tin tưởng vào lời khẳng định đó.
Nghịch lý này có phần nguy hiểm, vì nó khiến bạn mất đi góc nhìn khách quan cho mỗi hiện tượng. Và thực tế thì bạn vẫn đang đối diện với nó hàng ngày, qua những mẩu tin vẫn được lan truyền trên mạng xã hội.
Hiệu ứng "Groupthink" chính là câu trả lời vì sao đôi khi các nhóm làm việc lại trở nên thiếu hiệu quả, thậm chí cho ra những ý tưởng kém dù từng thành viên có thể rất giỏi.
Lý do đơn giản là vì chúng ta có xu hướng kìm nén lại ý kiến của bản thân, thay vì đưa nó ra và tạo nên tranh luận.
Cũng may là hiệu ứng này hoàn toàn có thể tránh, nếu như các nhóm chọn ra một leader phù hợp để đánh giá từng ý kiến, hoặc tham khảo thêm góc nhìn khách quan từ một chuyên gia bên ngoài.
Đại khái là thế này: khi bạn mới biết thêm về một thứ gì đó - chẳng hạn như thông tin hãng xe có mẫu mới mà giờ mới biết chẳng hạn - thì kỳ lạ thay, thứ ấy bắt đầu xuất hiện liên tục.
Nhưng sự thực là do não bộ của chúng ta thôi, nó có khả năng chọn lọc các chi tiết để chú ý đến. Khi não bộ mới tiếp nhận thông tin sẽ "nhấn mạnh" thông tin đó, để bạn chú ý đến nó nhiều hơn.
Để tóm tắt lại thì vật thể mà bạn bỗng nhiên thấy nó xuất hiện ở khắp mọi nơi, thực chất chúng vẫn ở đó, mà chỉ là bạn chưa biết đến nó thôi.
Cảm giác phải mất đi một cái gì đó luôn lớn hơn việc thu nhận lại được điều gì, kể cả khi thứ nhận lại còn lớn hơn trước.
Đây là lý do vì sao chúng ta không thích chuyển đến nơi ở mới, không thích chuyển công việc, không thích trải nghiệm mới...
Thực sự là như vậy. Khi mắc lỗi hoặc thất bại, chúng ta có xu hướng đổ lỗi cho hoàn cảnh, trong khi lúc thành công thì lại là do công sức của bản thân.
Nghịch lý này có thể gây phản tác dụng, khiến bạn bị rất nhiều người ghét và không còn muốn hỗ trợ cho nữa. Thế nên tốt nhất, hãy kiểm soát hành vi của mình, đặc biệt là khi mọi chuyện không như ý.