Lịch sử Trung Quốc kéo dài 5000 năm để lại cho hậu thế kho tàng nghiên cứu có giá trị to lớn. Thời cổ đại có rất nhiều nghề nghiệp lạ và bí hiểm mà chúng ta không biết tới, trong đó có nhiều nghề đã bị thất truyền mãi mãi.
Sau đây là 5 nghề thuộc nha môn cổ đại được cho là những nghề nghiệp đáng sợ nhất lịch sử Trung Quốc:
Người làm nghề vớt xác còn được gọi là “người xuyên cõi âm dương”, xuất hiện từ rất sớm tại lưu vực bờ sông Hoàng Hà và Trường Giang.
Người ta đánh giá “vớt xác” là nghề nghiệp đứng trên ranh giới của pháp luật và đạo đức. Theo đó, người vớt xác phải đối mặt với nguy hiểm trùng trùng, nhưng lại không được xã hội tôn trọng, bị người đời xa lánh.
Những người làm nghề vớt xác trên sông phải đánh cược mạng sống của mình để đổi lại đồng lương ít ỏi.
Vì thường xuyên tiếp xúc với người chết, người vớt xác bị cho là mang nhiều điều xui xẻo, nếu đến gần sẽ bị “tử khí” bao vây và bị diêm vương để mắt tới.
Tuy nhiên, người làm nghề vớt xác cho rằng họ làm vì hành thiện tích đức, đưa người chết trở về chốn cũ bình yên, không phải chịu cảnh lênh đênh trên sông nước vô định.
Sinh lão bệnh tử là chuyện thường tình. Người còn sống luôn mong muốn người chết có một cuộc sống tốt hơn ở thế giới bên kia. Mặc dù người cổ đại rất coi trọng quy trình tiễn đưa người chết, nhưng nghề mai táng vẫn luôn bị xem thường.
Người giấy là một vật không thể thiếu trong các nghi lễ an táng vì nó được xem như là cánh cửa thông linh giữa người chết và dương gian. Theo đó, người sống có thể gửi gắm những tâm tư và nguyện vọng vào người giấy rồi đốt nó đi để người chết nhận được.
Người ta quan niệm, nếu nghệ nhân có tay nghề tốt, tạo hình người giấy càng sống động và giống thật thì độ linh nghiệm sẽ cao hơn.
Nghề khám nghiệm tử thi, hay đó chính là giám định pháp y theo thuật ngữ hiện đại.
Nghe nói, người làm nghề khám nghiệm tử thi có đôi mắt thông linh, sở hữu vai trò quan trọng giúp nha môn phá những vụ án khó nhằn.
Dân gian có rất nhiều truyền thuyết về nghề khám nghiệm tử thi. Tương truyền, người làm nghề này chính là phán quan của Diêm vương, có đôi mắt âm dương phân biệt được thiện ác và thấu hiểu được những ẩn tình của người chết.
Mặc dù tiếp xúc nhiều với xác chết nhưng người làm nghề khám nghiệm tử thi không bị xem thường như nghề vớt xác, thay vào đó là thái độ nể trọng và có phần sợ hãi.
Đao phủ là một nghề không quá lạ lẫm trong thời cổ đại Trung Quốc, chuyên chặt đầu phạm nhân mang tội tử hình. Người làm nghề này phải có tố chất tâm lý vững vàng dị thường vì phải tận tay cướp đi mạng sống của con người.
Người làm đao phủ thời cổ đại thường có tướng mạo to lớn và hung tàn, thậm chí mặt càng xấu thì càng được trọng dụng vì có thể trấn áp được vong linh người đã chết.
Chặt đầu người khác, nói trắng ra chính là giết người, việc này chắc chắn để lại rất nhiều oán niệm tà ác. Theo quan niệm trong âm dương học cổ đại, đao phủ phải là người có gương mặt hội tụ dương khí vượt trội để lấn át âm khí.
Thời trang điểm xác chết là một trong những nghề “đáng sợ” được lưu truyền từ cổ đại cho đến hiện nay.
Nhiệm vụ của thợ trang điểm xác chết là giúp cơ thể người chết duy trì trong tình trạng hoàn chỉnh nhất. Những xác chết bị phân thành nhiều mảnh chính là thách thức đối với người làm nghề này, nhưng họ vẫn dốc sức giúp người đã mất có được một thân thể toàn vẹn để yên nghỉ.
Trong mắt người cổ đại, không phải ai cũng có thể làm nghề này vì phải có khả năng kết nối với cõi âm. Theo đó, thợ trang điểm xác chết không chỉ xử lý phần xác thịt, mà còn chắp vá cả linh hồn con người.
Nguồn: Sohu