Muốn con hóa rồng hóa phượng là mong ước lớn nhất của hầu hết các bậc làm cha làm mẹ. Từ khi con còn bé xíu đến lúc con đi học, đi làm, trong đầu họ luôn là những trăn trở: Liệu con có thể theo được bài không? Con có thể trở thành học sinh giỏi không? Con có đỗ vào đại học top đầu được không? Con sẽ tìm được một công việc tốt và nuôi sống được bản thân chứ?
Trên thực tế, tương lai của trẻ có thể được nhìn thấy phần nào từ những biểu hiện của chúng khi còn nhỏ. Đặc biệt là những đứa trẻ có 5 biểu hiện sau, rất có thể chúng đã mang "gen học sinh giỏi" trong người rồi đó!
Trẻ em ngày nay phần lớn đều lớn lên trong sự cưng chiều hết mực của cha mẹ, thậm chí có nhiều trường hợp còn được chiều chuộng đến mức sinh hư:
"Mẹ ơi, mẹ lấy quần áo cho con với"
"Mẹ ơi, mẹ dọn cơm cho con, con muốn vừa ăn vừa xem tivi"
"Bố ơi, cặp nặng quá, bố xách cho con với"
…
Tuy nhiên, cũng có một số đứa trẻ thích tự làm mọi thứ một mình và hoàn thành mọi nhiệm vụ một cách độc lập. Chúng tự chọn quần áo mình sẽ mặc trong ngày, tự dọn cơm, tự rửa bát, tự xách cặp, tự dọn bàn, tự sắp xếp bài tập về nhà… Về học tập, chúng cũng có xu hướng độc lập suy nghĩ hơn, thay vì cần có sự đốc thúc của giáo viên, phụ huynh.
Ảnh minh họa
Những đứa trẻ có tính tự lập cao có thể cải thiện hiệu quả năng lực phối hợp thể chất và khả năng tư duy của não bộ trong quá trình tự mình hoàn thành nhiệm vụ.
Mỗi đứa trẻ là một chú chim đang chờ được bay lên. Cha mẹ không nên nắm chặt sợi dây mà phải học cách buông tay để con tự bay, có như vậy con mới có thể bay cao, bay xa.
Ưu Ưu là một đứa trẻ rất lanh lợi. Một hôm, cô giáo ở lớp giao cho Ưu Ưu một bài tập về nhà: vẽ một vòng tròn và đoán xem đó là gì.
Vừa nhìn thấy bài tập, Ưu Ưu đã thốt lên: "Đây là số 0, mẹ ơi!".
Mẹ Ưu Ưu hỏi: "Còn có thể là gì nữa không con?".
Ưu Ưu nghĩ một lúc rồi trả lời: "Mặt trời, mặt trăng đều hình tròn! Là chiếc đĩa của mẹ nữa!".
Mẹ Ưu Ưu rất vui vì không ngờ phản ứng của Ưu Ưu lại nhanh như vậy. Sau đó, cô dạy Ưu Ưu viết câu trả lời vào bài rồi đi nấu bữa tối. Thật bất ngờ, trong vòng chưa đầy 2 phút, Ưu Ưu đã chạy đến chỗ mẹ và hào hứng khoe: "Mẹ ơi, còn có lốp xe của bố, dây buộc tóc trên đầu mẹ, cục tẩy yêu thích của con... Tất cả đều là hình tròn!".
Con bé nói hơn một chục đồ vật khác nhau trong một hơi.
Những đứa trẻ có đầu óc linh hoạt có khả năng phân kỳ suy nghĩ rất mạnh, bạn chỉ cần cho chúng một mệnh đề, chúng sẽ ngay lập tức liên hệ đến những mệnh đề liên quan. Hơn nữa, chúng sẽ không bám vào một dạng câu trả lời nhất định mà có thể đưa ra nhiều đáp án khác nhau cho cùng một vấn đề.
Những đứa trẻ như vậy luôn rất tích cực suy nghĩ, trong cái đầu nhỏ bé của chúng có vô vàn ý tưởng, việc chúng trở thành học sinh giỏi trong tương lai âu cũng là điều dễ hiểu.
Có lẽ hầu hết các bậc cha mẹ đều từng trải qua cuộc hội thoại như thế này với con cái của họ:
Mẹ ơi, tại sao chim bay được còn con người thì không?
Bố ơi, tại sao voi uống nước bằng vòi còn chúng ta dùng miệng?
Mẹ ơi, tại sao mèo con kêu meo meo mà chó con lại sủa gâu gâu?
…
Thế giới của trẻ thơ luôn có muôn vàn vấn đề. Thế giới đối với chúng thật kỳ diệu và mộng mơ. Chúng háo hức muốn sờ, chạm, ngửi, nghe và tìm hiểu về mọi thứ.
Ảnh minh họa
Einstein nói: "Tôi không có tài năng gì đặc biệt, chỉ có một lòng tò mò mạnh mẽ. Một người luôn tò mò là một người luôn tiến bộ".
Những đứa trẻ có trí tò mò lớn luôn tràn đầy sự nhiệt tình đối với mọi thứ, chúng không tiếc công sức khám phá những bí ẩn của thế giới, không ngừng làm giàu trí não và không ngừng đẩy nhanh tiến độ của mình.
Vì vậy, các bậc cha mẹ khi thấy con đặt câu hỏi lại đừng nóng vội mà hãy kiên nhẫn trả lời, nếu không trả lời được thì cũng có thể để con tự tìm câu trả lời. Biết đâu đấy, chúng sẽ trở thành những "Newton", những "Einstein" tiếp theo thì sao.
Dưới chân tòa nhà của tôi có một sân chơi nhỏ. Có lần tôi bắt gặp cảnh một câu bé chăm chú ngồi làm bài tập trong chòi nghỉ ở đó, trong khi xung quanh là những đứa trẻ đang nô giỡn, cười đùa ồn ào.
Tôi tò mò hỏi cậu bé: "Sao con không chơi với các bạn? Ồn như vậy mà con vẫn làm bài được à?"
Cậu bé nhìn tôi và nhẹ nhàng nói: "Không sao ạ, con làm bài của con, các bạn ấy chơi của các bạn ấy, các bạn ấy không ảnh hưởng đến con đâu ạ".
Tôi đi dạo một vòng rồi trở lại, cậu bé vẫn ở đó, nghiêm túc làm bài, mọi âm thanh từ lũ trẻ bên cạnh dường như đều bị cậu bé chặn lại một cách vô hình.
Tôi cảm thấy ngưỡng mộ cậu bé này một cách sâu sắc. Đến tôi là người lớn còn không thể cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài, nhưng đứa trẻ này có thể làm được, điều đó thực sự đáng kinh ngạc.
Đến vài ngày trước, từ miệng của người hàng xóm, tôi mới biết cậu bé này là học sinh giỏi nổi tiếng của khu vực. Kỳ thi nào của trường, cậu bé cũng đứng đầu.
Nghĩ về cảnh tôi nhìn thấy ngày hôm đó, tôi thực sự nhận ra sự thật đằng sau mỗi đứa trẻ được coi là học sinh giỏi. Không có gì ngạc nhiên khi những đứa trẻ có thể tập trung trong mọi tình huống và không bị quấy rầy lại học giỏi.
Chỉ bằng cách duy trì đủ sự tập trung, chúng ta mới có thể dành toàn bộ sức lực và suy nghĩ cho nhiệm vụ trước mắt, phát huy trí não ở mức tốt nhất và hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh chóng và tốt đẹp.
Ảnh minh họa
Có một nghiên cứu từng viết: Muốn biết thành tích của một đứa trẻ tốt hay không, hãy nhìn vào bàn học của đứa trẻ đó!
Những đứa trẻ có bàn học lộn xộn, mọi thứ chất đống, thành tích thường không quá tốt. Ngược lại, những đứa trẻ có bàn học sạch sẽ, ngăn nắp, mọi thứ được sắp xếp gọn gàng, quy củ lại thường có thành tích khá, giỏi.
Nguyên nhân đằng sau việc này là vì những đứa trẻ có bàn học gọn gàng sẽ logic và có tổ chức hơn, chúng biết cách sắp xếp bài tập và biết cách dọn dẹp những thứ lộn xộn. Trong khi đó, những đứa trẻ có bàn học bừa bộn làm việc thiếu tổ chức và logic, khiến mọi thứ lung tung, đồ đạc thất lạc. Đặt một thái độ như vậy vào việc học là hoàn toàn không khả thi.
Nguồn: Toutiao