5 điều tối kị khi xây dựng mối quan hệ với cấp trên

A.D, Theo Trí Thức Trẻ 13:30 12/07/2017

Mối quan hệ giữa nhân viên và sếp luôn tồn tại nhiều vấn đề. Chỉ cần bạn sơ ý thể hiện những hành động thiếu tinh tế trong mối quan hệ với cấp trên, thì điều này sẽ khiến cho công việc của bạn gặp nhiều trắc trở.

5 điều tối kị khi xây dựng mối quan hệ với cấp trên - Ảnh 1.

CareerLink.vn là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực hỗ trợ tuyển dụng nhân sự và tìm kiếm việc làm, nên được nhiều doanh nghiệp tin tưởng và yêu cầu giới thiệu nguồn nhân lực cho các vị trí cấp cao. Sự khan hiếm nhân sự phù hợp cho cấp bậc nhân viên không chỉ đến từ vấn đề chuyên môn, lòng say mê công việc, mà còn từ việc thiếu kỹ năng khi xây dựng mối quan hệ với cấp trên. Nếu bạn muốn có những bước tiến dài trong sự nghiệp, thì bạn cần tránh 5 điều tối kị dưới đây trong việc xây dựng mối quan hệ với cấp trên.

Thông tin việc làm mới nhất tại https://www.careerlink.vn/tim-viec-lam-tai/ho-chi-minh/HCM.

1. Thiếu tập trung khi trao đổi

Những cuộc trao đổi dài, ngắn, công khai hay riêng tư về công việc giữa bạn và sếp sẽ diễn ra thường xuyên. Do đó, thái độ vô tình thiếu tập trung biểu lộ rằng bạn chẳng quan tâm đến cuộc hội thoại, và điều này sẽ gây mất thiện cảm với sếp. Sự thiếu tập trung này thường do ba nguyên do: một là do sự lo lắng bởi bạn nghĩ rằng mình sắp bị kiểm điểm; hai là do tâm trạng uể oải bởi áp lực công việc; và ba là do bạn đang “bỏ rơi” suy nghĩ mình ở các vấn đề cá nhân.

Để tránh tình trạng này, thì bạn hãy luôn giữ một tinh thần thoải mái, cố gắng giao tiếp bằng mắt với sếp, hạn chế tình trạng “lảng tránh” khi giao tiếp như cúi gằm mặt nhìn đất hoặc đảo mắt ở đâu đâu. Hãy tỏ vẻ quan tâm bằng cách biểu lộ cử chỉ cơ thể như gật đầu, chớp mắt, hoặc ghi chú và đặt câu hỏi khi cần. Còn nếu bạn cảm thấy bản thân đang thực sự rất mệt mỏi, hãy hẹn sếp một khoảng thời gian khác để trao đổi. Nếu bạn vẫn cố sức “gồng mình” tiếp thu cuộc trò chuyện, thì điều này chỉ phản tác dụng.

2. Thường vượt khoảng cách về giới hạn cấp bậc

Rất nhiều bạn trẻ nghĩ rằng mình được người quen “gửi gắm”, hay đã “quen mặt” với sếp từ trước, nên thường xuyên có những hành động vượt cấp như tự ý quyết định công việc, “mặt nặng mày nhẹ” khi trả lời, hoặc giao tiếp xuề xòa theo kiểu “thân quá rồi”. Thậm chí, một số người ỉ lại sự “quen biết” nên hay tỏ ra kiêu căng, phách lối với đồng nghiệp.

Mọi người trong công ty không quan tâm đến mối liên hệ đời tư giữa sếp và bạn, nhưng họ cần biết rằng cả hai phải giao tiếp phù hợp nơi môi trường công sở. Bạn nên biết cách xưng hô đúng mực theo cấp bậc, làm những việc phù hợp với vị trí, hạn chế tối đa những hành động vồn vã quá mức với sếp. Làm như vậy thì không những bạn được gắn mác nhân viên tốt mà những đồng nghiệp, cấp trên khác sẽ có cái nhìn tốt về bạn.

3. Chỉ nghĩ cho bản thân mình

Bạn chỉ biết than phiền rằng công việc quá nặng nề, cách sếp giải quyết vấn đề quá bảo thủ, hoặc kêu ca về chế độ lương bổng, phúc lợi. Thật ra, ai cũng muốn được nhận những điều tốt nhất, nên trước khi bạn trách móc bất kì điều gì về sếp, thì hãy thử đặt mình vào vị trí đó.

Bạn phải biết tự hỏi những câu hỏi liên quan đến công việc như tại sao sếp lại giao cho mình nhiệm vụ này, khó khăn hiện tại của công ty là như thế nào; hoặc điều gì buộc sếp phải đưa ra giải pháp như vậy... Chỉ khi bạn thực sự đặt bạn vào vai trò của người khác, thì bạn mới thấu hiểu sức nặng “trách nhiệm” của họ. Do vậy, thay vì cứ âm thầm quở trách thì hãy chủ động trò chuyện, chia sẻ các gánh nặng “không biết thổ lộ cùng ai” của sếp. Chỉ cần một vài lời động viên chân thành của bạn sẽ giúp mối quan hệ của bạn và sếp trở nên thân thiết và gần gũi hơn.

4. Giữ đúng quan niệm “làm công ăn lương”

Bạn là một nhân viên “làm công ăn lương” nên bạn nghĩ rằng bản thân chỉ cần hoàn thành đúng nghĩa vụ công việc. Thật ra, tư tưởng này không hề sai nhưng nó sẽ không giúp ích được gì nhiều cho con đường sự nghiệp của bạn.

Thực sự, một nhân viên bình thường nhưng làm việc với tinh thần cống hiến, không ngại lăn xả luôn được đánh giá cao hơn một nhân viên giỏi, nhưng ù lì. Thái độ làm việc là một trong những điều quyết định đến việc cải thiện quan hệ công việc, tích lũy kinh nghiệm quý báu và cả mở rộng mạng lưới xã hội. Hãy cố gắng làm việc bằng tất cả sự yêu thích, lòng đam mê và tinh thần nhiệt huyết, thì đây sẽ là những thứ khiến bạn ghi điểm về lòng tin, và sự tín nhiệm trong lòng sếp.

5. Thiếu cẩn trọng với “lời hứa”

Trong quan hệ thì chữ “tín” là thứ khó tìm lại được khi bạn đã đánh mất. Bạn có thể rất xông xáo, năng nổ và sẵn sàng chịu đương đầu với mọi vấn đề khó khăn từ cấp trên giao phó. Nhưng sự nhiệt huyết quá mức, và thiếu cẩn trọng này của bạn sẽ khiến cho bản thân dễ rơi vào tình trạng “thất tín”.

Vấn đề nhiều khi không phải là do bạn không cố gắng, thiếu trình độ mà có thể do một tác nhân ngoài ý muốn nào đó khiến công việc lở dỡ. Tất nhiên, sếp sẽ thông hiểu cho bạn nhưng từ đó thì bạn khó tạo lại được lòng tin với sếp như ban đầu. Do vậy, bạn nên thêm các từ đệm như “có thể”, “cố gắng hết sức”, “nghĩ là được” trong các câu trả lời. Sẽ không ai bắt ép bạn làm điều không thể, hoặc vượt tầm với, do đó bạn nên suy nghĩ thấu đáo khi dõng dạc tuyên bố với sếp về bất kì “lời hứa hẹn” nào.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày