5 bộ phim đặc tả chi tiết các triệu chứng của bệnh tâm lý: "Khùng nữ" Seo Ye Ji nhập vai đến mức rơi vào trầm cảm!

Lạt, Theo Trí Thức Trẻ 15:33 18/07/2020
Chia sẻ

Truyền hình Hàn Quốc đã không ít lệnh sử dụng các căn bệnh tâm lý như nguồn tư liệu quý báu để xây dựng các bộ phim đặc biệt của mình.

Các nhà làm phim Hàn Quốc đang ngày một tận dụng một cách triệt để nguồn tư liệu vô hạn về các căn bệnh tâm lý để mang vào các tác phẩm của mình. Từ đó, khán giả được tiếp cận và có cái nhìn sâu sắc hơn về những căn bệnh tưởng chừng như xa lạ này. Hãy cùng điểm qua 5 tác phẩm khai thác tâm lý con người được khán giả yêu thích nhất từ trước đến nay nhé.

1. It’s Okay, That’s Love (Chỉ Có Thể Là Yêu)

It’s Okay, That’s Love hẳn là một trong những bộ phim truyền hình đầu tiên trên màn ảnh nhỏ khai thác các vấn đề tâm lý khác nhau của con người. Trong phim, Gong Hyo Jin vào vai một bác sĩ tâm thần mắc chứng sợ quan hệ tình dục - một loại bệnh tâm lý hình thành do những tổn thương quan trọng về vấn đề nhạy cảm trong quá khứ. Cô nàng đã phải chữa trị cho nhiều bệnh nhân với những căn bệnh tâm lý khác nhau như thần kinh Tourette, rối loạn hành vi. Đặc biệt, trong đó có cả người đàn ông cô yêu - Jang Jae Yeol (Jo In Sung), một nhà văn mắc chứng tâm thần phân liệt. Căn bệnh này khiến anh gặp phải ảo giác, tưởng tượng về sự tồn tại của chính mình thời niên thiếu thông qua Kang Woo (D.O). Xem It’s Okay, That’s Love, chúng ta nhận ra thế giới nội tâm người phức tạp và cần được bảo bọc, yêu thương nhiều đến nhường nào.

Mỗi nhân vật trong It's Okay, That's Love đều mắc những chứng bệnh tâm lý.

2. Kill Me, Heal Me (Tìm Lại Chính Mình)

Kill Me Heal Me là câu chuyện về chàng trai trẻ Cha Do Huyn (Ji Sung), người thừa kế tập đoàn giàu có tài phiệt tại Hàn Quốc nhưng lại mắc phải căn bệnh lạ - chứng rối loạn đa nhân cách. Không chỉ dừng lại ở đó, mỗi nhân cách của Do Hyun cũng mắc một căn bệnh tâm lý riêng do những tác động thuở thơ bé. Từ đó, khán giả đã cùng cô nàng Oh Ri Jin (Hwang Jung Eum) bù đắp lại các khoảng trống kí ức của anh chàng, giúp Do Hyun trở về là chính mình, sống một cuộc sống bình thường, hạnh phúc.

Mỗi nhân cách đại diện cho một phần kí ức bị tổn thương của Do Hyun.

3. Romantic Doctor, Teacher Kim (Người Thầy Y Đức)

Không những đề cập đến những người bác sĩ ngày đêm cứu sống người bệnh, Romantic Doctor, Teacher Kim còn cho chúng ta nhìn thấy những nỗi đau của người thầy thuốc đằng sau chiếc áo blouse trắng. Trong đó, nữ bác sĩ Seo Jung (Seo Hyun Jin) do di chứng từ việc chứng kiến trực tiếp cái chết của người bạn trai mà trầm cảm nặng, không thể vào phòng phẫu thuật được nữa. Xuyên suốt bộ phim, chúng ta không chỉ nhìn thấy những y bác sĩ đấu tranh với thần chết để giải cứu cho các bệnh nhân mà còn dõi theo hành trình thầy Kim giúp học trò của mình có thể vượt qua ám ảnh quá khứ. Từ đó ta hiểu rằng, dù mang theo danh bác sĩ nhưng họ vẫn là những con người bình thường với một trái tim cần được yêu thương.

5 bộ phim đặc tả chi tiết các triệu chứng của bệnh tâm lý: Khùng nữ Seo Ye Ji nhập vai đến mức rơi vào trầm cảm! - Ảnh 3.

Dù cứu chữa cho nhiều bệnh nhân khác nhưng bác sĩ cũng gặp không ít vấn đề tâm lý.

4. Psycho But It’s Okay (Điên Thì Có Sao)

Psycho But It’s Okay là một trong những bộ phim hot nhất hiện nay. Phim xoay quanh anh chàng Kang Tae (Kim Soo Hyun) - một điều dưỡng viên có anh trai bị bệnh tự kỷ vô tình rơi vào mắt xanh của nhà văn truyện cổ tích Go Moon Young (Seo Ye Ji) bị mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Trong phim, ta không chỉ nhìn thấy cách Kang Tae xoay xở với những căn bệnh của 2 người yêu thương mà còn là cách anh giúp các bệnh nhân khác trong bệnh viện có thể vượt qua các ám ảnh trong tâm lý. Psycho But It’s Okay mang đến một cốt truyện đột phá, đầy bất ngờ, gây nên cơn sốt lớn trên toàn châu Á trong những tuần gần đây.

Psycho But It's Okay đem đến một cái nhìn gai góc hơn về các căn bệnh thần kinh.

5. Save Me (Lời Cầu Cứu)

Sở hữu ánh mắt ma mị, giọng nói trầm ấm, Seo Ye Ji dường như rất có duyên với hình tượng nhân vật mắc chứng bệnh tâm lý. Trong Save Me, cô nàng đảm nhiệm vai nữ chính với tâm lý bất ổn định, hoảng loạn, bị đeo bám với những tư tưởng và hành động tiêu cực. Thậm chí, để hóa thân vào vai diễn này, chính Seo Ye Ji cũng rơi vào trầm cảm vì không thể ngủ được, liên tục bị bóng đè suốt 4 tháng liền. Đây là hậu quả của việc cô nhốt mình trong nhà suốt nhiều ngày, liên tục nghe những bản nhạc buồn, sau đó cô dần thấy tội nghiệp cho chính mình và căm ghét bản thân.

5 bộ phim đặc tả chi tiết các triệu chứng của bệnh tâm lý: Khùng nữ Seo Ye Ji nhập vai đến mức rơi vào trầm cảm! - Ảnh 5.

Vai diễn trong Save Me đã khiến Seo Ye Ji rơi vào trầm cảm.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày