Bộ não là một cơ quan phức tạp, kiểm soát suy nghĩ, điều chỉnh nhiều chức năng cơ thể, giải thích thông tin cảm giác đến, xử lý cảm xúc của bạn và cũng là trụ sở của trí nhớ, trí thông minh và sự sáng tạo.
Mặc dù não được vận động nhiều mỗi ngày trong thời gian thức, nhưng một số hoạt động nhất định có thể giúp tăng cường chức năng và khả năng kết nối của não. Và vì vậy, thực hiện một số bài tập trí não có thể mang lại cho bạn trí nhớ và khả năng tập trung tốt hơn bên cạnh có một chế độ dinh dưỡng tốt và lối sống lành mạnh.
1. Thiền định
Thiền thường liên quan tới việc tập trung sự chú ý một cách bình tĩnh và có kiểm soát. Thiền định giúp mang lại nhiều lợi ích cho cả não bộ và cơ thể. Theo Medical News Today, thiền có thể đem lại lợi ích cho não bộ bằng cách tăng khả năng xử lý thông tin của não.
Thiền thường liên quan tới việc tập trung sự chú ý một cách bình tĩnh và có kiểm soát (Ảnh: Internet)
2. Tưởng tượng nhiều hơn
Tưởng tượng có liên quan tới việc hình thành một chuỗi các hình ảnh trong đầu (tạm gọi là hình ảnh tinh thần) ở dạng tranh ảnh hoặc hoạt cảnh. Một đánh giá năm 2018 trên cho thấy rằng, việc tưởng tượng trực quan hóa giúp mọi người sắp xếp thông tin và đưa ra quyết định phù hợp tốt hơn.
Với học sinh thì việc tưởng tượng này gần như diễn ra thường xuyên, chẳng hạn như tưởng tượng về hoạt cảnh của một nhân vật trong bài văn, cấu tạo địa lý, từ mới trong tiếng Anh…
3. Các trò chơi vận động não bộ
- Chơi trò chơi liên quan tới ghi nhớ
Các trò chơi liên quan tới kiểm tra trí nhớ ngắn hạn giúp tăng khả năng ghi nhớ các hình ảnh mẫu trong não bộ và thu hút trí não cũng như kích hoạt các khu vực có liên quan tới nhận dạng và vị trí mẫu.
Các trò chơi liên quan tới kiểm tra trí nhớ ngắn hạn giúp tăng khả năng ghi nhớ (Ảnh: Internet)
- Luyện giải ô chữ
Trò chơi ô chữ được xem như một dạng trò chơi kích thích não bộ kinh điển, có tác dụng trì hoãn sự khởi phát chứng suy giảm trí nhớ ở người bị chẩn đoán mắc chứng mất trí nhớ tiền lâm sàng.
- Ghép hình
Ghép hình là một cách giải trí có thể đem lại nhiều lợi ích cho não bộ giúp kích hoạt nhiều chức năng nhận thức, tăng khả năng suy luận, mở rộng khả năng ghi nhớ và tưởng tượng.
- Sudoku
Các câu đố có liên quan tới số học chẳng hạn như Sudoku là một cách để thử thách trí não cũng như cải thiện chức năng nhận thức tốt hơn.
- Chơi cờ vua
Theo Medical News Today, chơi cờ vua là hoạt động giải trí nhận thức đem đến các tác dụng liên quan tới não bộ như khả năng hồi tưởng ký ức, chức năng điều hành (giám sát và điều chỉnh hành vi) đáp ứng mục tiêu đề ra, khối lượng não lớn hơn và tốc độ xử lý thông tin của não bộ nhanh hơn.
- Tính nhẩm
Hình thức tính nhẩm không sử dụng bút hay giấy đòi hỏi bạn phải ghi nhớ, tưởng tượng tốt nên có thể coi đây là một cách thú vị giúp tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung cho não bộ.
- Trò chơi phối hợp tay mắt
Các trò chơi phối hợp tay mắt giúp tăng tính bền chặt và linh hoạt giữa não bộ và cơ thể, đó có thể là vẽ tranh, thêu, đan, lắp ráp mô hình...
4. Tham gia một lớp học nhảy
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh (CDC) cho biết, việc học nhảy có thể giúp tăng tốc độ xử lý thông tin và cải thiện khả năng ghi nhớ của não bộ.
Việc học nhảy có thể giúp tăng tốc độ xử lý thông tin và cải thiện khả năng ghi nhớ của não bộ (Ảnh: Internet)
5. Ngủ đủ giấc
Mặc dù không nhất thiết phải coi đây là một loại hình "bài tập" nhưng giấc ngủ thật sự rất quan trọng đối với cả não và cơ thể. Ngủ đủ giấc giúp phục hồi các tế bào bị tổn thương, tăng cường chức năng thu hồi bộ nhớ, giảm mệt mỏi và tinh thần cũng như điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể theo cách tích cực.
Như vậy việc ngủ đủ giấc mỗi đêm là một bước quan trọng để duy trì chức năng não bộ khỏe mạnh và tăng cường tập trung cho ngày hôm sau.
Ngoài các bài tập phổ biến trên thì cha mẹ cũng có thể gợi ý các "hình thức" giải trí và tăng cường chức năng não khác cho trẻ như:
- Nghe nhạc giúp thu hút và kết nối các phần khác nhau của não từ đó cải thiện chức năng não bộ có liên quan tới ghi nhớ (lời bài hát, nhịp điệu) và hồi tưởng.
Nghe nhạc giúp thu hút và kết nối các phần khác nhau của não từ đó cải thiện chức năng não bộ có liên quan tới ghi nhớ (Ảnh: Internet)
- Chơi một loại nhạc cụ để tăng khả năng sáng tạo và thúc đẩy tư duy của não bộ.
- Chọn một tuyến đường mới khi về nhà.
- Nói chuyện, thảo luận, tăng tương tác với bạn bè cũng là một cách thư giãn tinh thần cũng như duy trì chức năng nhận thức.
Nhìn chung, việc tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung nên áp dụng thực hiện vào các tình huống cuộc sống hàng ngày kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng tốt cho não như: cá, quả việt quất, nghệ, bông cải xanh, hạt bí ngô, socola đen, các loại quả hạch, cam, lòng đỏ trứng, trà xanh... để có hiệu quả tốt hơn. Đồng thời cần giúp trẻ giảm bớt căng thẳng, áp lực thi cử bằng cách trò chuyện nhẹ nhàng và lắng nghe nhu cầu của con. Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi với thời gian biểu hợp lý để tránh những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.