4 thứ "rác nhà" nên vứt sớm, càng cố chấp càng rước họa

Phác Thái Anh, Theo phunuso.baophunuthudo.vn 06:00 26/07/2025
Chia sẻ

Những món đồ này không nên tích tụ trong không gian sống hàng ngày.

Càng sống lâu trong một không gian, ta càng nhận ra một điều đơn giản mà ai cũng từng lờ đi: những món đồ tưởng chừng vô hại lại âm thầm chiếm chỗ, làm rối mắt, khiến căn nhà trở nên chật chội và nặng nề. Có thứ vứt rồi lại mua lại, dọn xong chưa lâu đã sinh sôi thêm, như thể nhà đang âm thầm nuôi rác mỗi ngày. Dưới đây là 4 loại đồ đạc phổ biến mà bạn nên mạnh dạn cắt bỏ khỏi tổ ấm của mình càng sớm càng tốt.

1. Dụng cụ vệ sinh: tích nhiều không sạch hơn, chỉ tổ bừa thêm

Chúng ta thường nghĩ: nhà sạch thì mát, nên sắm nhiều dụng cụ vệ sinh là chuyện đương nhiên. Nhưng thực tế, sau vài năm sống trong cùng một ngôi nhà, bạn sẽ thấy mình đang sở hữu cả... bộ sưu tập đồ dọn dẹp: khăn lau cũ mèm, chổi quét gãy cán, cây lau nhà rụng hết sợi, chai lọ tẩy rửa mua về dùng một lần rồi vứt xó. Chưa kể những món đồ khuyến mãi chất lượng thấp mà ta ngại vứt vì... tiếc. Từ nhà tắm tới ban công, những món này cứ lấn dần từng góc không gian, mà hiếm khi thực sự phát huy tác dụng.

4 thứ

Giải pháp:

- Dứt khoát bỏ những món đã cũ, hỏng hoặc hiệu quả thấp.

Rút gọn công cụ trùng lặp, giữ lại 1-2 món đa năng, chất lượng tốt là đủ.

Đầu tư dụng cụ bền và hiệu quả, ví dụ cây lau nhà hiện đại thay vì chất đống đồ rời rạc kém hiệu suất.

2. Hộp đựng: đẹp cỡ nào mà không dùng thì cũng chỉ là "rác có nắp"

Hộp quà tặng, hộp giày, hộp đựng đồ trang sức hay thiết bị điện tử - ban đầu đều rất xinh xắn, nhìn sang và có vẻ sẽ dùng lại được. Nhưng thực tế, hầu hết những chiếc hộp này chỉ nằm im trong tủ, chiếm diện tích quý giá mà chẳng bao giờ được lấy ra. Chờ tới khi chuyển nhà hoặc sửa sang lại không gian, bạn mới nhận ra mình đã cất giữ cả núi giấy bìa vô dụng.

4 thứ

Giải pháp:

- Chỉ giữ lại vài hộp thật sự cần thiết (kiểu dáng đẹp, kích thước hợp lý hoặc sắp tới có mục đích sử dụng cụ thể).

- Nên tái chế hoặc bán đồng nát các hộp còn lại, không nên cố gắng tích tụ trong nhà.

3. Đồ lưu niệm cũ

Những món đồ kỷ niệm có sức trụ lại rất dai dẳng trong nhà: từ quà lưu niệm khi đi du lịch, đồ thủ công làm lúc nhỏ, vài món đồ chơi đã hỏng, tranh vẽ chất lượng thấp, cho đến quần áo đã cũ nhưng không nỡ bỏ. Mỗi món đều gắn với chút kỷ niệm, khiến ta chùn tay khi nghĩ đến việc vứt đi. Nhưng chính chúng cũng có thể trở thành lý do khiến không gian sống trở nên ngột ngạt, bừa bộn và khó làm mới.

4 thứ

Giải pháp:

- Chỉ giữ những món thật sự mang ý nghĩa đặc biệt, gắn với kỷ niệm đẹp hoặc có tính nghệ thuật, thẩm mỹ.

- Những món còn lại, nếu đã hỏng hóc hoặc có dấu hiệu nứt vỡ thì nên dứt khoát chia tay.

4. Sách báo, giấy tờ cũ

Thời đại số đã đến từ lâu, nhưng không ít người vẫn quen giữ lại báo cũ, tạp chí đã đọc xong, tờ rơi quảng cáo, hóa đơn, danh thiếp... với lý do biết đâu sau này cần dùng. Kết quả là giấy tờ ngày một nhiều, ố vàng theo thời gian, chẳng ai đọc lại, chẳng giúp ích gì mà chỉ khiến góc tủ thêm bừa bộn.

4 thứ

Giải pháp:

- Chuyển phần lớn tài liệu sang bản điện tử, scan hướng dẫn sử dụng, lưu số điện thoại từ danh thiếp vào điện thoại.

- Dọn dẹp định kỳ những giấy tờ hết hạn hoặc không còn giá trị sử dụng.

Theo Toutiao

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày