4 thay đổi giúp tôi từ “người không có gì” trở thành chỗ dựa tài chính cho cả gia đình: Kiếm tiền hay tiết kiệm không phải điều quan trọng nhất!

Ngọc Linh, Theo Nhịp sống thị trường 20:26 29/06/2024

Vậy điều quan trọng nhất là gì?

*Dưới đây là chia sẻ của Jackie Lâm - Một cô gái người Mỹ gốc Việt về những thay đổi trong tư duy đã khiến cuộc đời của cô sang hẳn một trang mới. Từng mắc nợ và gặp vô vàn khó khăn trong chuyện tài chính, giờ đây Jackie Lâm không những đã trả hết nợ mà còn có thể làm chỗ dựa tài chính cho cả gia đình.

Bài học duy nhất về tiền bạc mà tôi được dạy chỉ gói gọn trong hai từ “tiết kiệm”. Mẹ tôi luôn ra rả nhắc nhở ba và chúng tôi rằng: “Tiết kiệm đi, tiền không dễ kiếm đến thế đâu” . Bởi thế, cũng chẳng có gì là khi tôi lớn lên với tư duy “tiết kiệm là cách duy nhất để mình trở nên dư dả”.

4 thay đổi giúp tôi từ “người không có gì” trở thành chỗ dựa tài chính cho cả gia đình: Kiếm tiền hay tiết kiệm không phải điều quan trọng nhất! - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Đương nhiên điều đó là đúng. Tôi không phủ nhận tầm quan trọng của thói quen tiết kiệm. Nhưng khi đã trưởng thành, tôi nhận ra rằng tiết kiệm không phải là “chìa khóa vạn năng” có thể giúp tôi đổi đời.

Thứ thực sự khiến cuộc sống của tôi thay đổi là 4 điều dưới đây, tất cả đều là những thay đổi rất nhỏ chứ chẳng có gì to tát.

1 - Tôi ngừng gửi tiền cho cha mẹ hàng tháng

Thay vào đó, tôi lập quỹ dự phòng cho gia đình. Trước đây, tôi luôn cố gắng gửi cho ba mẹ “một chút tiền” tiêu vặt hoặc tiền mua thực phẩm, đồ ăn cho bé mèo của gia đình. Ngay cả khi bố mẹ nói tôi không cần phải làm vậy, tôi vẫn cứ cố chấp chuyển khoản hoặc dúi tiền mặt vào tay họ.

Kết cục, có những tháng tôi rỗng ví. Nhiều tháng liên tục như vậy khiến tôi nhận ra nếu cha mẹ vẫn có thể sống tốt mà không cần vài đồng lẻ của mình, vậy thì việc gửi tiền cho họ chẳng phải là không cần thiết hay sao?

Nhận ra điều đó, tôi đã không còn gửi tiền cho cha mẹ nữa. Tôi dành một phần số tiền để trang trải cuộc sống, một phần để vào quỹ dự phòng cho gia đình. Chung quy lại, đó vẫn là tiền để dành phòng khi bố mẹ ốm đau thôi, nhưng thay vì đưa cho họ hàng tháng, tôi tự tích lũy và chuẩn bị tài chính cho những trường hợp bất trắc.

2 - Chấm dứt thói quen bào sức kiếm tiền

Tôi đã học cách dành thời gian nghỉ ngơi, cân bằng năng lượng và chăm sóc sức khỏe tinh thần lẫn sức khỏe thể chất của mình.

4 thay đổi giúp tôi từ “người không có gì” trở thành chỗ dựa tài chính cho cả gia đình: Kiếm tiền hay tiết kiệm không phải điều quan trọng nhất! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Bào sức kiếm tiền không phải là một điều hay, cũng không thể là nước đi đường dài vì sức người có hạn. Đây là bài học mà tôi nhận ra sau khi chứng kiến một người đồng nghiệp ngất lịm đi sau 24 giờ làm việc liên tiếp trong quán ăn.

Tôi cũng từng có những khoảng thời gian làm nhiều công việc thời vụ như vậy để kiếm từng đồng một. Tôi chấp nhận làm việc 18-20 tiếng/ngày với mức lương tối thiểu.

Sau này, tôi nhận ra lao động tay chân có lẽ chỉ nên là tạm thời, chỉ có lao động trí óc mới giúp mình kiếm được nhiều tiền hơn. Hiểu ra điều đó, tôi đã giảm dần quỹ thời gian làm thời vụ, và cho phép bản thân có 1 ngày không làm gì mỗi tuần. Trong 1 ngày đó, tôi đọc sách, học cách viết lách và các kỹ năng mới. Và kết quả là giờ đây, tôi đã có thể kiếm được tiền từ công việc viết lách.

3 - Không còn nỗ lực tiết kiệm từng xu một

Đã qua lâu rồi cái thời tôi dành hàng giờ để phân vân xem mình có nên chi 45 USD cho một đôi ủng đi mưa trong đợt giảm giá hay không. Trong nhiều năm trước đây, tôi sống khắt khe với bản thân đến mức bây giờ nhìn lại, tôi đã chẳng mua bất cứ thứ gì tốt và hữu dụng cho mình khi ấy. Thứ duy nhất tôi quan tâm chính là nó có đang giảm giá không. Nếu không, tôi sẽ không mua. Nếu nó được giảm giá hơn 40%, tôi mới mua.

4 thay đổi giúp tôi từ “người không có gì” trở thành chỗ dựa tài chính cho cả gia đình: Kiếm tiền hay tiết kiệm không phải điều quan trọng nhất! - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Tôi đã quá tập trung vào việc tiết kiệm từng xu một mà quên rằng mình đang sống chứ không chỉ đơn thuần là sinh tồn hay tồn tại. Quanh năm suốt tháng sống với đồ giảm giá, thức ăn sắp hết hạn,... 3-4 năm như vậy cũng chẳng giúp tôi tiết kiệm được nhiều hơn, mà còn làm sức khỏe và tinh thần suy giảm đáng kể.

4 - Tin rằng mình rồi mình sẽ giàu có

Hay nói cách khác chính là tôi không cho phép mình giữ những tư duy khan hiếm, tiêu cực. Ví dụ thế này: Tôi cần mua một chiếc laptop đời mới nhất để phục vụ cho công việc, giá của nó có thể bằng cả tháng tiền lương. Dẫu vậy, tôi sẽ không bao giờ tự nhủ trong đầu rằng “đắt quá, mình làm gì có đủ tiền mà mua”. Thay vào đó, tôi sẽ nghĩ “nếu mình cố gắng, chắc vài tháng nữa là sẽ mua được thôi”.

Mỗi khi có bất kỳ mục tiêu nào về tiền bạc hoặc tài chính, tôi luôn tự nhủ với bản thân 3 từ “mình làm được”. Từ đó, tôi sẽ bắt đầu nghĩ cách để hiện thực hóa mong muốn ấy, thay vì buồn chán dằn vặt, trách móc bản thân.

Theo BI

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày