4 KHÔNG được giới trẻ Trung Quốc ưa chuộng – Trào lưu tốt hay dấu hiệu khiến cuộc đời trượt dài, "cắm cổ xuống dốc"

Ứng Hà Chi, Theo Thanh niên Việt 21:56 29/08/2024
Chia sẻ

Những áp lực vô hình khiến không ít người trẻ kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần.

Không ít người đã quen với khuôn mẫu cuộc sống: Hàng ngày thức dậy, đi làm, dọn dẹp nhà cửa, tắm rửa, mua đồ ăn sáng nếu có thời gian hoặc quên nó đi nếu không có thời gian. Và sau đó là công việc của một ngày. Sau mỗi ngày bận rộn, họ sẽ trở về nhà, nấu bữa tối, xem ti vi hoặc chơi game, tắm rửa và lên giường nghịch điện thoại. Thế là hết một ngày.

Chính vì lối sống theo một quỹ đạo trong thời gian dài khiến họ không thể đoán trước được trạng thái trong thời gian sắp tới. Về lâu dài, họ trở nên ngại yêu, ngại kết hôn. Nhiều người cũng chỉ kiếm công việc được coi là "có việc để làm", nhằm che mắt người thân. Xung quanh chúng ta không thiếu những trường hợp như vậy.

4 KHÔNG được giới trẻ Trung Quốc ưa chuộng – Trào lưu tốt hay dấu hiệu khiến cuộc đời trượt dài, "cắm cổ xuống dốc"- Ảnh 1.

Theo số liệu được thống kê tại Trung Quốc vào băm 2022, tính đến năm 2021, số người độc thân trên 15 tuổi là 239 triệu người. "Khảo sát tình hình lực lượng lao động quốc gia lần thứ 9" cho thấy tổng số nhân viên trên toàn quốc là khoảng 402 triệu, trong đó 293 triệu là lao động nhập cư. Có 84 triệu lao động trong các hình thức việc làm mới nổi như nhân viên giao hàng, chuyển phát nhanh và gọi xe trực tuyến; người lái xe, chiếm 21%.

Điều này cũng có nghĩa là số thanh niên “không kết hôn, không con cái, không bất động sản và không có việc làm (chính thức)” có thể vượt quá 100 triệu, thậm chí nhiều chuyên gia gọi hiện tượng này là “Bốn điều vô nghĩa”.

Với việc mua nhà trước kết hôn là để ổn định chỗ ở, sau kết hôn được coi như một điều đảm bảo sự ổn định, ràng buộc giữa 2 bên. Việc sở hữu bất động sản đã trở thành "ngưỡng cửa" cho hôn nhân trong mắt một số người. Ngoài ra, điều họ hướng đến còn là công việc, địa vị, mối quan hệ khác.

Như vậy, chúng ta thấy rõ vòng tròn quan hệ: Cá nhân - Hôn nhân gia đình - Xã hội. Có nhiều yếu tố dẫn đến những hiện tượng này, trong đó có sự phát triển xã hội và những thay đổi trong quan niệm của con người.

4 KHÔNG được giới trẻ Trung Quốc ưa chuộng – Trào lưu tốt hay dấu hiệu khiến cuộc đời trượt dài, "cắm cổ xuống dốc"- Ảnh 2.

"4 không" của người trẻ

Trong quan niệm truyền thống, ý nghĩa của hôn nhân là chấm dứt cuộc sống cô đơn và tìm được một người bạn đời đồng hành cùng mình suốt cuộc đời. Nhưng việc thách cưới cao hay những đòi hỏi vật chất cũng gây ảnh hưởng đến hôn nhân. Không ít cô gái sẽ ra điều kiện về quyền sở hữu bất động sản, quà đính hôn, tiền mặt,... Điều này khiến không ít chàng trai chỉ có thể bỏ cuộc khi điều kiện gia đình chỉ ở mức trung bình.

Việc sinh con cũng đòi hỏi những khoản phí khổng lồ kèm theo. Nhiều trẻ em ngay khi chào đời phải đối mặt với những chi phí cao: trông trẻ, chăm sóc sau sinh,... Lớn lên, trẻ lại càng cần vô số khoản phí phát sinh như việc giáo dục đào tạo, trưởng thành,...

4 KHÔNG được giới trẻ Trung Quốc ưa chuộng – Trào lưu tốt hay dấu hiệu khiến cuộc đời trượt dài, "cắm cổ xuống dốc"- Ảnh 3.

Trong "Báo cáo khảo sát mức tiêu thụ nhà ở hôn nhân năm 2021", 61,29% số người được hỏi có thái độ tiêu cực đối với cuộc sống hôn nhân, họ bày tỏ cảm thấy thiếu an toàn nếu kết hôn nếu không sở hữu tài sản.

Lấy năm 2024 làm ví dụ, số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học năm nay sẽ lên tới 11,79 triệu. Để so sánh, con số này vào năm 2010 vẫn là 6,31 triệu. Vì vậy, trong những năm gần đây, nước này cũng đưa ra khái niệm “làm việc tự do” . Nhiều người trẻ đã đổ xô vào các ngành như giao đồ ăn, chuyển phát nhanh, gọi xe trực tuyến và self-media.

Theo Toutiao

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày