4 điểm khác biệt giữa việc trẻ được và không được đi chân trần

Phan Hằng, Theo Phụ nữ Việt Nam 06:39 25/06/2023
Chia sẻ

Cho trẻ đi chân trần để khám phá thế giới xung quanh sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời cho sự phát triển của trẻ.

Việc trẻ được "đi chân trần" và "không được đi chân trần" có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Khi trẻ được đi chân trần, chúng có cơ hội khám phá thế giới xung quanh một cách tự nhiên hơn, phát triển các kỹ năng cân bằng và phối hợp chuyển động. Ngoài ra, đi chân trần cũng giúp trẻ phát triển các cảm giác về trọng lực, địa hình và độ nhạy cảm của da chân.

Tuy nhiên, nếu trẻ không được đi chân trần và chỉ đi giày hoặc dép từ khi còn nhỏ, điều này có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe. Đi giày dép có thể làm cho cơ thể trẻ bị cứng và không linh hoạt, cũng như giảm khả năng cân bằng và phối hợp chuyển động. Ngoài ra, giày có thể tạo áp lực lên các khớp và xương của trẻ, gây ra một số vấn đề liên quan đến chân cong.

4 điểm khác biệt giữa việc trẻ được và không được đi chân trần - Ảnh 1.

Có sự khác biệt giữa trẻ đi chân trần và không đi chân trần. (Ảnh minh họa)

Sự khác biệt giữa trẻ đi chân trần và không đi chân trần

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ được cha mẹ cho phép đi chân trần và những đứa trẻ không được đi chân trần sẽ có 4 sự khác biệt rõ ràng trong quá trình phát triển.

1. Kích thích phát triển các giác quan và giúp trẻ thông minh hơn

Lòng bàn chân con người có rất nhiều huyệt đạo, là nơi chứa nhiều đầu dây thần kinh. Khi trẻ đi chân trần, lòng bàn chân chạm đất, các bề mặt tiếp xúc có kết cấu, độ mềm, cứng khác nhau sẽ kích thích dây thần kinh truyền đến não, não sẽ xử lý thông tin để đưa ra phản hồi và trả lời.

Các dây thần kinh cảm giác của trẻ sẽ được kích thích không chỉ có lợi cho sự phát triển trí não mà còn giúp tăng cường trí nhớ và khả năng phối hợp cơ thể.

Giai đoạn 0 - 3 tuổi là giai đoạn hình thành tích hợp các giác quan, giai đoạn này để trẻ đi chân trần sẽ tốt phản ứng kích thích, trẻ ngày càng thông minh hơn.

4 điểm khác biệt giữa việc trẻ được và không được đi chân trần - Ảnh 2.

2. Trẻ hình thành tính cách phóng khoáng, tự do tự tại

Trẻ em có bản chất thích khám phá những thứ mới mẻ, thích sống một cuộc sống tự do và không bị gò bó.

Những bậc cha mẹ có con mắt tinh tường sẽ phát hiện ra rằng, ngay cả những đứa trẻ chưa biết nói cũng sẽ vô thức cởi tất, thích được thoải mái với đôi chân không bị ràng buộc bởi tất.

Trẻ cảm nhận thế giới bên ngoài đầu tiên thông qua tứ chi. Từ việc ăn bằng tay cho đến việc đi đứng, khám phá mọi thứ xung quanh bằng đôi chân.

Lúc này, những đứa trẻ năng động sẽ cảm thấy tất và giày thực sự là chướng ngại làm hạn chế khả năng khám phá của chúng.

4 điểm khác biệt giữa việc trẻ được và không được đi chân trần - Ảnh 3.

3. Tập giữ thăng bằng và dáng đi chuẩn

Đối với trẻ mới tập đi, đi chân trần có thể giúp các ngón chân bám đất tốt hơn, dây thần kinh ở bàn chân có thể cảm nhận được áp lực từ mặt đất, giúp trẻ tập đi dễ dàng hơn.

Đi tất và giày cho trẻ tương đương với việc chặn kênh kết nối nhận thức tự do của trẻ về bước chân. Đi chân trần không chỉ giúp trẻ vững vàng hơn mà còn có lợi cho sự phát triển lành mạnh của các cơ, sụn, dây chằng ở bàn chân, giúp trẻ có tư thế đứng, dáng đi chuẩn, đẹp, tránh tình trạng bàn chân khoèo, dáng đi chữ bát.

4. Tăng cường miễn dịch, giảm bệnh vặt

Không chỉ vậy, đi chân trần còn có thể kích thích hiệu quả dây thần kinh, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, thúc đẩy cảm giác thèm ăn và hấp thu, cơ thể của trẻ sẽ hoạt động tốt hơn.

Một môi trường vô trùng tuyệt đối không có lợi cho sự lớn lên và phát triển của trẻ. Trẻ đi chân trần sẽ tiếp xúc với nhiều sinh vật lạ, từ đó thúc đẩy khả năng miễn dịch phát triển, từ đó trẻ khỏe mạnh và ít mắc bệnh hơn.

4 điểm khác biệt giữa việc trẻ được và không được đi chân trần - Ảnh 4.

Lưu ý khi đi chân trần cho bé

- Chú ý lau chùi sàn nhà, chống trơn trượt

Cha mẹ nên thường xuyên lau chùi sàn nhà sạch sẽ, cẩn thận không để rơi kim tiêm, mảnh vụn, các vật sắc nhọn khác xuống đất, tránh làm chân trẻ bị tổn thương.

Nơi để trẻ tập đi, vui chơi cần rộng rãi, an toàn, tiện cho việc quan sát.

Không cho trẻ vào phòng tắm, nhà vệ sinh và các khu vực khác vì có nhiều vi khuẩn ở những nơi ẩm ướt.

Sàn nhà nơi trẻ di chuyển khô ráo, không đọng nước, không trơn trượt.

- Tốt nhất là không nên đi chân trần ngoài trời

Nếu bên ngoài trời, trên thảm có nhiều nước và nhiều người giẫm lên sẽ rất mất vệ sinh, vì thế nên cho trẻ mang giày dép, tránh đi chân trần ở những khu vực này.,

Đối với con đường lát đá cuội trong công viên, nếu trẻ muốn đi cha mẹ cần kiểm tra trên đường có an toàn và có dị vật hay không.

Ngoài ra, nếu bé có vết thương ở chân, cơ thể không khỏe…, khả năng miễn dịch lúc này của trẻ thấp, không nên để trẻ đi chân trần, đề phòng bị cảm lạnh.

Vì vậy, cho trẻ đi chân trần để khám phá thế giới xung quanh sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, đối với những hoàn cảnh không thể cho trẻ đi chân trần, việc sử dụng giày dép nên được thực hiện một cách đúng đắn để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày