Tôi là Mạnh Đông, một thanh niên thành phố điển hình, mải mê xây dựng sự nghiệp đến mức quên cả yêu đương. Mãi đến khi mấp mé tứ tuần, có vị trí công việc tốt và mức lương mơ ước, tôi mới nghiêm túc nghĩ đến chuyện tìm bạn đời.
Qua sự mai mối, tôi bắt đầu làm quen với các cô gái "quá lứa" vì cho rằng mình cũng đã là "ông chú tuổi 40", phụ nữ độ tuổi này phù hợp với mình. Từ đây là chuỗi những câu chuyện dở khóc dở cười khiến tôi hiểu ra vì sao bạn bè bảo rằng với phụ nữ U40 thì thà yêu người đã ly hôn còn hơn những cô chưa từng lập gia đình.
Cuộc hẹn 1: Cô gái có yêu cầu quá cao
Kiều Linh gần 40 tuổi, là bạn lâu năm với bạn thân của tôi. Cô ấy có công việc ổn định nhưng cuộc sống khá đơn điệu. Lần đầu hẹn nhau, Kiều Linh ăn mặc giản dị, nếu không muốn nói là có phần tuềnh toàng. Cô không ngại chia sẻ về những mối tình đã qua cũng như bày tỏ sự mất lòng tin vào đàn ông ngày nay.
Kiều Linh luôn nhấn mạnh, cô muốn chồng mình phải có thu nhập trên dưới 50 triệu đồng, có nhà, xe đầy đủ. Bên cạnh đó, anh ấy phải là người đàn ông của gia đình, luôn có mặt ở nhà trước 20h và ở nhà vào dịp cuối tuần.
Tôi nghe xong chỉ biết cười buồn. Dù thu nhập của tôi vượt qua con số Linh nêu, nhưng những yêu cầu "trên trời" khác mà cô ấy đặt ra ngay trong buổi đầu hẹn hò khiến tôi chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm. Chúng tôi không có cuộc hẹn thứ hai vì biết rõ chẳng đi đến đâu.
Phải chăng những cô gái quá lứa đều rất khó yêu, khó chiều? (Minh họa: Thriving Center of Psychology)
Cuộc hẹn 2: Cô gái thích áp đặt
Khác với Kiều Linh, Mai Vân hấp dẫn tôi ngay từ lần gặp đầu bởi nhan sắc nổi bật. Cô ấy đã gần 40 nhưng gương mặt xinh đẹp vẫn chưa để lộ dấu hiệu tuổi tác, ăn mặc lại rất thời thượng. Cô có một công việc đem lại thu nhập tốt.
Tuy nhiên, sự kiêu ngạo và kén chọn của Mai Vân khiến tôi thấy sợ hãi. Trong suốt cuộc nói chuyện, cô ấy luôn chen ngang lời, áp đặt ý kiến của mình mà không hề quan tâm tới sự nhẫn nhịn của tôi.
Thậm chí, khi liếc thấy chiếc sơ mi tôi mặc có vẻ không được là lượt phẳng phiu lắm, ánh mắt cô tỏ rõ thái độ không hài lòng. Kiều Linh còn nói mát mẻ: " Anh hẹn hò với bạn gái thì cũng để ý trang phục một chút sao cho xứng đôi vừa lứa".
Cuộc gặp với Mai Vân khiến tôi hiểu thêm lý do vì sao nhiều đàn ông e ngại các cô gái muộn chồng.
Cuộc hẹn 3: Cô gái coi mình là trung tâm
Ngọc Thanh 35 tuổi, là giáo viên của một trường tiểu học. Do tính chất nghề nghiệp, ở cô luôn toát lên vẻ điềm đạm, nhẹ nhàng. Gặp Ngọc Thanh, tôi cảm thấy như mình đã tìm được đúng người. Sau buổi hẹn đầu, chúng tôi thường xuyên gặp gỡ để có nhiều thời gian tìm hiểu nhau hơn.
Tuy nhiên, khi bắt đầu yêu, tôi có phần sợ hãi với tính cách thích coi mình là trung tâm của cô ấy. Không chỉ thường xuyên đòi hỏi, tỏ ra khó chịu mỗi khi tôi làm phật ý, Ngọc Thanh còn sẵn sàng bắt tôi bỏ công việc đang bận rộn để chạy tới gặp mỗi khi cô ấy cần tâm sự về chuyện đồng nghiệp gây khó dễ.
Chiều lòng người yêu, tôi học cách vào bếp để nấu các món Ngọc Thanh thích, nhưng món nào cô ấy cũng chê và nói không ngon bằng cô tự nấu ở nhà. Cuộc tình không kéo dài được bao lâu vì tôi cảm thấy mình có cố gắng mãi thì cũng không thể đáp ứng được những yêu cầu, mong muốn của Ngọc Thanh.
Sau 3 lần hẹn hò đó, tôi chợt hiểu ra lý do vì sao đàn ông thường ngại cưới những cô gái lớn tuổi chưa từng lập gia đình. Hoàn toàn không phải vì nam giới chỉ thích gái trẻ, mà vì phụ nữ có tuổi thật sự khó chiều. Có rất nhiều người trong số họ độc thân mãi là vì khi bản thân ở vị trí cao hoặc nhận thức được giá trị của mình, họ luôn đặt ra yêu cầu rất khắt khe với đàn ông và ít khoan nhượng, thỏa hiệp.
Vì thế, khi mới bước vào tìm hiểu, họ không có sự kiên trì, thường dễ mất hứng vì các khuyết điểm của cánh mày râu mà quên rằng, hôn nhân là quá trình để cùng nhau chia sẻ, hoàn thiện. Những phụ nữ mang mác "gái ế" gặp khó khăn trong việc tìm bạn đời không phải vì đàn ông chê họ, mà vì ít đàn ông lọt được vào mắt họ.
Dù rất muốn tìm người vợ có tuổi tác tương đồng nhưng sau mấy thất bại trên, tôi nghĩ mình nên hướng tới những cô gái trẻ, có lẽ chuyện cưa cẩm sẽ dễ dàng và ít phức tạp hơn.