3 cách quản lý tài chính gia đình

Thảo Chi, Theo Phụ nữ Việt Nam 17:01 28/08/2024
Chia sẻ

Để cân bằng, hai vợ chồng có thể quyết định mỗi người có một khoản chi tiêu cá nhân hằng tháng. Đây là số tiền dùng để đi uống cà phê, mua sách hoặc các chi phí khác mà bạn không cần phải trao đổi với bạn đời của mình.

Góp quỹ 50-50

Bạn có thể mở tài khoản thứ ba dưới dạng tài khoản chung. Hai vợ chồng sử dụng tài khoản thứ ba này để chi trả tiền thuê nhà hoặc hóa đơn điện, nước, tiền tiết kiệm và các chi phí chung khác. Hai người vẫn nhận được tiền lương trong tài khoản ngân hàng cá nhân của mình. Số tiền này có thể được sử dụng cho chi phí cá nhân.

Hai vợ chồng chỉ cần thống nhất số tiền đóng góp, sau đó chuyển tiền vào tài khoản chung. Lợi ích của việc này là bạn vừa duy trì được sự độc lập về tài chính mà vẫn quản lý được chi phí chung dễ dàng. Tuy nhiên, hạn chế là bạn phải theo dõi nhiều tài khoản và việc hai vợ chồng đạt được quan điểm chung về mặt tài chính có thể là một thách thức.

Đóng góp 100% thu nhập

Một lựa chọn khác là đóng góp toàn bộ thu nhập của mình vào quỹ chung, không có "của anh" hay "của em". Trong trường hợp này, bạn có thể có một tài khoản chi tiêu và một tài khoản để tiết kiệm. Với lựa chọn này, bạn sẽ phải minh bạch về chi tiêu cũng như nguồn thu của mình.

Nếu một trong hai vợ chồng là người tiết kiệm và người kia là người chi tiêu, người tiết kiệm có thể lo lắng về việc người kia chi tiêu quá tay. Việc giữ bí mật về một số khoản chi, bao gồm cả "bí mật tốt", chẳng hạn như quà sinh nhật hoặc kỳ nghỉ bất ngờ, trong trường hợp này là khó thực hiện.

Để cân bằng, hai vợ chồng có thể quyết định mỗi người có một khoản chi tiêu cá nhân hằng tháng. Đây là số tiền dùng để đi uống cà phê, mua sách hoặc các chi phí khác mà bạn không cần phải trao đổi với bạn đời của mình.

Ưu điểm của việc đóng góp 100% thu nhập là bạn có thể quản lý tài chính gia đình một cách toàn diện. Nhưng nó có hạn chế là dễ nảy sinh xung đột tài chính nếu giữa hai người không thể thống nhất hoặc thỏa hiệp với nhau.

Tài chính riêng biệt hoàn toàn

Lựa chọn cuối cùng là "tiền ai người đó tiêu", không đóng góp tài chính. Điều này có thể hợp lý nếu bạn và đối tác của mình đã quản lý tiền tốt bằng tài khoản cá nhân trước khi cưới.

Với phương pháp tài chính riêng biệt hoàn toàn, các bạn nên thảo luận về mục tiêu chung, có thể chỉ định mỗi người chịu trách nhiệm thanh toán một hóa đơn cụ thể mỗi tháng. Hoặc một người sẽ trả tiền cho các chuyến đi chơi và bữa ăn tại nhà hàng.

Lợi ích của việc "tiền ai người đó tiêu" là tính tự chủ cao nhưng hạn chế là vợ chồng khó biết tình hình tài chính của nhau; có thể khó đạt được quan điểm chung liên quan đến các mục tiêu tiết kiệm và trả nợ.

Nguồn: goodhousekeeping.com

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày