Các nhà nghiên cứu từ NASA và đại học California cho biết năm vừa qua, băng tiếp tục tan nhanh ở Cực Bắc gây nên tình trạng nước biển dâng, gây ngập lụt ở nhiều nước trên thế giới.
Khu vực sông Pilcomayo chia tách Paraguay và Argentina đang phải đối mặt với tình hình hạn hán lớn nhất trong 2 thập kỷ qua.
Khảo sát tại khu vực Great Barrier Rief vào đầu năm nay cho thấy khoảng 93% diện tích san hô tại khu vực này đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Năm 2016, khu vực Great Barrier Rief được tuyên bố là đã "chết".
Các dòng sông băng trên dãy núi Alps đang ngày càng giảm về độ sâu do tình trạng nóng lên của khí hậu toàn cầu.
Bolivia đã ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi xảy ra hạn hán kinh hoàng nhất trong vòng 25 năm qua. Các dòng sông băng cung cấp nước cho những thành phố lớn đang biến mất rất nhanh và các đập nước cũng khô cạn.
Hiệu ứng El Nino 2015-16 đã tàn phá khu vực nông thôn Campuchia, bao gồm cả các tỉnh với nghề canh tác và nghề cá như Kandal. Các cánh đồng trơ trọi nước không phải hình ảnh hiếm gặp ở quốc gia này.
Các khối băng tại Cực Bắc rất quan trọng với loài Gấu trắng. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận ra quá trình băng hóa trong mùa đông đang diễn ra rất chậm. Số lượng Gấu trắng cũng đã suy giảm trong vòng 30 năm qua.
Bắc Kinh đã được đưa vào mức "cảnh báo đỏ" vào tháng 12, hạn chế giao thông và đóng cửa nhiều trường học vì nồng độ ô nhiễm không khí đạt mức cao báo động.
Sau cuộc hạn hán kinh khủng nhất trong vòng 50 năm tại Ethiopia, mưa lớn và lũ lụt lại tàn phá thêm mùa màng tại quốc gia nghèo này.
Dù là một thành phố châu Âu nổi tiếng, Paris cũng đang phải chịu tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.
Honduras được đánh giá là một trong những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu. Canh tác nông nghiệp bị đình trệ, tình trạng mất mùa xảy ra liên miên...
Chỉ số ô nhiễm không khí của Ấn Độ cao còn hơn cả Bắc Kinh Trung Quốc và được đánh giá là một trong top 5 thành phố ô nhiễm nhất thế giới trong năm 2016.
Do xâm nhập nước biển, các tỉnh vùng ven biển Iran đang phải trải qua những mùa vụ thất bát nhất từ trước tới nay.
Biển chết đang trở nên cạn kiệt và ngày càng hết nước. Nếu xu hướng này tiếp tục xảy ra, sẽ không còn Biển Chết vào năm 2050.
Quốc gia Thái Bình Dương này là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu. Theo dự báo, nhiều vùng của Kiribati sẽ chìm trong nước biển vào năm 2050.
Các công nhân đang trồng cây trên đồi cát để bảo vệ khu vực Nouakchott khỏi nước biển dâng và chính phủ đang đầu tư cơ sở hạ tầng để bảo vệ vùng bờ biển Mauritania.
Sông băng Khumbu trên đỉnh Everest đang khô cạn hơn trong những năm gần đây.
Trong bức ảnh, Oswaldo Rivas cầm tấm hình chụp hồ chứa nước Tisma năm 2008 từng ngập nước. Tuy nhiên, giờ đây nó đã cạn nước vì hạn hán.
Nhiệt độ mùa hè tại Ny-Alesund đã tăng thêm 11 độ C trong vòng 30 năm, dẫn tới tình trạng tan chảy tại các dòng sông băng.
Mưa lớn và bão tuyết liên miên đã gây ảnh hưởng tới số lượng đàn tuần lộc tại Siberia. Vào năm 2013, có khoảng 61,000 chú tuần lộc đã chết vì bị cạn kiệt nguồn thức ăn.
Tình trạng cạn kiệt tại một con sông Somalia.
Hồ St Lucia gần Durban, Nam Phi đã gần như cạn kiệt trong năm vừa qua.
Sông băng Aletsch lớn nhất tại Thụy Sỹ đang bị sụt giảm nghiêm trọng lượng nước và ngày càng nhỏ lại. Các chuyên gia dự đoán nó sẽ mất 90% lượng băng trong 1 thế kỷ tới.
Nhiều tỉnh tại Thái Lan đã phải chống chọi với tình trạng hạn hán nghiêm trọng nhất trong hơn 1 thập kỷ.
Khu vực canh tác nông nghiệp chính đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, nơi cung cấp 1/2 sản lượng gạo của cả nước, đang bị phá hoại nghiêm trọng do hạn hán và tình trạng xâm thực mặn. Đây được đánh giá là năm tồi tệ nhất trong vòng vài chục năm qua.