200% nỗ lực của thí sinh Solve for Tomorrow: Cùng mentor “dùi mài kinh sử” quên ăn, quên ngủ

Quang Vũ, Theo Phụ nữ số 13:30 03/10/2023

Không chỉ chạy deadline trên trường, sau khi tan học các bạn thí sinh Solve for Tomorrow còn chăm chỉ nghiên cứu trong thư viện ở vòng phát triển sản phẩm. Sẽ thật khó để các em chịu được áp lực khổng lồ này nếu không đủ đam mê công nghệ, ham học hỏi và khao khát sáng tạo.

Diễn ra xuyên suốt 2 tháng (1/8 đến 8/10/2023), vòng Phát triển sản phẩm là cơ hội của Top 40 Solve for Tomorrow để biến ý tưởng trên giấy ra thực tế. Có thể nói, việc đưa một sản phẩm công nghệ phức tạp từ bản thiết kế ra ngoài đời thực cần rất nhiều nỗ lực và sự hỗ trợ, đặc biệt là với các học sinh vốn chưa có nhiều cơ hội được tiếp xúc với nhiều kiến thức công nghệ chuyên sâu.

Hiểu được điều đó, trong giai đoạn quyết định khả năng hiện thực hóa của những ý tưởng ban đầu, các bạn đã và đang bứt tốc “nạp” thêm kỹ năng và kiến thức. “Mất ngủ - quên ăn - tập trung sáng tạo” gần như là “khẩu hiệu” mà các tài năng trẻ ở Solve for Tomorrow tâm sự nhiều nhất về hành trình 2 tháng qua.

200% nỗ lực của thí sinh Solve for Tomorrow: Cùng mentor “dùi mài kinh sử” quên ăn, quên ngủ - Ảnh 1.

Ở vòng 2, mỗi đội sẽ quay video giới thiệu dự án, thuyết trình ý tưởng, mô tả sản phẩm đến các bước thực hiện mô hình. Video chỉ tối đa 15 phút nhưng đằng sau đó là rất nhiều nỗ lực và tâm huyết của các bạn duy trì liên tục 24/7 và kéo dài suốt hai tháng trời. 

Sau những buổi làm việc cùng Ban cố vấn của Samsung để được gợi mở nhiều vấn đề, các thí sinh đã lập tức bắt tay hoàn thiện bài thi với 200% nỗ lực để giành “vé” vào chung kết.

200% nỗ lực của thí sinh Solve for Tomorrow: Cùng mentor “dùi mài kinh sử” quên ăn, quên ngủ - Ảnh 2.

“Để sáng tạo công nghệ, chắc chắn kiến thức từ những cuốn sách giáo khoa được giảng dạy tại các chương trình học chính quy là chưa đủ. Chính vì vậy, chúng em luôn chủ động mở rộng các nguồn tư liệu mình cần, bằng cách thường xuyên dành thời gian đến thư viện hay truy cập các trang web hữu ích”- thí sinh Huỳnh Minh Đạt cho biết.

Không chỉ “hy sinh” cuộc sống riêng, các thí sinh còn gặp không ít trở ngại trong quá trình “dùi mài”. Từ chuyện đau đầu tìm nguyên vật liệu phù hợp, những lúc thư viện mất wifi lại phải lần mò từng trang sách để tra cứu cho đến những mâu thuẫn trong đội vì không hiểu ý nhau... Áp lực, khó khăn là vậy nhưng điều thú vị là “người trong cuộc” lại thấy vui. 

“Nhìn thì có vẻ chán nhưng với tụi em lại là niềm vui vì được thỏa sức sáng tạo” - Trương Ngọc Nhi (một trong những thí sinh xuất sắc nhất trong 20 đội bảng B) hài hước khẳng định.

200% nỗ lực của thí sinh Solve for Tomorrow: Cùng mentor “dùi mài kinh sử” quên ăn, quên ngủ - Ảnh 3.

Hóa ra với các tài năng trẻ, được biết thêm kiến thức mới và vận dụng, sáng tạo chúng chính là niềm vui bất tận. Thậm chí nghiên cứu cùng nhau thôi chưa đủ, mỗi người còn chủ động tự học thêm để thỏa đam mê học hỏi, sáng tạo công nghệ.

“Mọi sự nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu của đội trong thời gian này, trước hết là để có thể hoàn thiện dự án một cách tối ưu, sau đó, mỗi người cũng có thể tự bổ túc, cập nhật kiến thức cho bản thân để thuận lợi theo đuổi con đường sáng tạo công nghệ dài hơi phía trước” - Minh Đạt chia sẻ. Dù nhỏ tuổi, các thí sinh đã có tinh thần ham học đáng nể phục và cực kỳ nghiêm túc với đam mê.

200% nỗ lực của thí sinh Solve for Tomorrow: Cùng mentor “dùi mài kinh sử” quên ăn, quên ngủ - Ảnh 4.
200% nỗ lực của thí sinh Solve for Tomorrow: Cùng mentor “dùi mài kinh sử” quên ăn, quên ngủ - Ảnh 5.

Ngoài việc tự mày mò nghiên cứu, với chỉ hai tháng để phát triển sản phẩm, các thí sinh còn được nhận hỗ trợ và lời tư vấn quý giá từ các “mentor” dày dạn kiến thức lẫn kinh nghiệm thực chiến, giúp hành trình “vượt chướng ngại vật” hoàn thành dự án một cách tốt nhất. 

Mỗi đội thi đều được ban cố vấn dành các buổi trao đổi từ online đến offline riêng, tùy thuộc vào lịch trình và tiến độ hoàn thiện mô hình dự án. Các thí sinh sẽ được tư vấn từ kiến thức chuyên môn, kỹ thuật lắp ráp, lập trình cho đến hỗ trợ chỉnh sửa những chi tiết nhỏ nhất. Sự đồng hành “gỡ khó” của mentor chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tính khả thi của dự án. Đặc biệt, Samsung còn dành hẳn một buổi huấn luyện, tập trung vào kiến thức công nghệ ứng dụng và kỹ năng mềm cho 40 đội tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.

200% nỗ lực của thí sinh Solve for Tomorrow: Cùng mentor “dùi mài kinh sử” quên ăn, quên ngủ - Ảnh 6.

“Mỗi buổi làm việc cùng cố vấn viên từ Samsung, chúng em như tiến thêm một bước để về đích” - Bạn Trương Ngọc Nhi, thi sinh bảng B chia sẻ -“Chúng em đều hiểu rằng để hoàn thiện dự án thi một cách xuất sắc nhất, việc tìm hiểu và nghiên cứu kỹ hơn về các công nghệ được áp dụng trong mô hình dự thi là rất quan trọng”.

200% nỗ lực của thí sinh Solve for Tomorrow: Cùng mentor “dùi mài kinh sử” quên ăn, quên ngủ - Ảnh 7.

Ngoài ra, các mentor còn là nguồn động viên tinh thần to lớn, khích lệ khi thí sinh gặp trở ngại và truyền thêm cảm hứng về đam mê công nghệ.

200% nỗ lực của thí sinh Solve for Tomorrow: Cùng mentor “dùi mài kinh sử” quên ăn, quên ngủ - Ảnh 8.

Hiện tại, các thí sinh thuộc 40 đội thi đều đã bước vào năm học mới. Vừa chạy “deadline” bài vở dày đặc trên trường, các bạn vừa phải dành rất nhiều thời gian để thực hành, hoàn thiện dự án.

200% nỗ lực của thí sinh Solve for Tomorrow: Cùng mentor “dùi mài kinh sử” quên ăn, quên ngủ - Ảnh 9.

Thời gian hoàn thiện dự án ngày càng gần, đồng thời áp lực từ đó cũng nhân đôi. Tranh thủ sau những giờ học bận rộn, các em gặp nhau để trao đổi và tìm cách giải quyết các vấn đề từ lý thuyết cho tới thực tiễn tạo lập mô hình. 

Hành trình tiếp thu và sáng tạo đam mê công nghệ này các em chia sẻ có quá nhiều kiến thức mới và thú vị. Chính vì niềm đam mê được sáng tạo và tạo ra sản phẩm giá trị nên mặc dù vừa phải hoàn thành trách nhiệm của một học sinh chuẩn bị bài vở khi đến lớp, vừa ngày đêm mày mò thực hành bài thi nhưng các bạn vẫn luôn tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết. Hành trình chăm chỉ này lặp lại liên tục suốt 60 ngày, có thể thấy thế hệ trẻ ngày nay rất giàu nghị lực và đam mê học hỏi để bứt phá “giới hạn”. 

Buổi sáng vừa ăn vừa cầm điện thoại đọc tài liệu, buổi trưa vào thư viện trường để nghiên cứu, tối đến vừa rửa mặt vừa họp nhóm để trao đổi kiến thức - các thí sinh tranh thủ đến từng giây, “quên ăn quên ngủ”, chưa kể còn phải dành nhiều giờ tìm nguyên vật liệu phù hợp. 

“Thời gian này chúng em cũng vừa trở lại trường cho chương trình chính khóa nên bận rộn hơn rất nhiều. Tuy vậy, tụi em trong đội vẫn cố gắng khích lệ tinh thân nhau để cùng cố gắng hoàn thiện dự án một cách hoàn hảo nhất, giành suất đi tiếp ở vòng chung kết” - Nguyễn Minh Thư, một trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất, bộc bạch.

200% nỗ lực của thí sinh Solve for Tomorrow: Cùng mentor “dùi mài kinh sử” quên ăn, quên ngủ - Ảnh 10.
200% nỗ lực của thí sinh Solve for Tomorrow: Cùng mentor “dùi mài kinh sử” quên ăn, quên ngủ - Ảnh 11.

Nói về cuộc thi, Minh Thư tiết lộ đây còn là cơ hội để các em thể hiện khả năng, đam mê sáng tạo công nghệ, qua đó góp phần giải quyết những vấn đề của xã hội. 

Quả thực, Solve for Tomorrow không chỉ là sân chơi cho thế hệ tương lai tỏa sáng với đam mê công nghệ, cùng các mentor đồng hành, hỗ trợ và ủng hộ cho các em mà quan trọng hơn, đây còn là minh chứng cho cam kết từ Samsung - Luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành cùng giới trẻ để phát triển đất nước, kiến tạo tương lai đúng sứ mệnh “Together for Tomorrow! Enabling People” (Cùng nhau vì ngày mai! Trao quyền cho mọi người).

Mỗi mùa Solve for Tomorrow đều mang lại những sản phẩm thiết thực cho cộng đồng, tiêu biểu như “Giường bệnh IoT cho bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm và người già tại nhà”. Vừa giúp giải quyết các vấn đề nan giải tại Việt Nam, những ứng dụng công nghệ như thế này vừa truyền cảm hứng vì xã hội đến nhiều hơn các bạn trẻ.

200% nỗ lực của thí sinh Solve for Tomorrow: Cùng mentor “dùi mài kinh sử” quên ăn, quên ngủ - Ảnh 12.