Nhiều năm trước, Tiểu Tư Mãn ở vùng nông thôn Thiểm Tây (Trung Quốc) nhận được giấy mời nhập học vào chuyên ngành Truyền thông của Học viện Tây An. Khoảnh khắc nhìn thấy giấy nhập học, người cha Hàn Bội Nhân vô cùng vui mừng và đã đem khoe khắp xóm làng.
Hạnh phúc chẳng được bao lâu, chi phí nhập học của con gái khiến Hàn Bội Nhân trở lại thực tế phũ phàng. Học phí hàng năm hơn 7.000 NDT (khoảng 24 triệu đồng) là một con số quá lớn với một gia đình làm nông nghèo như nhà họ Hàn.
Người cha Hàn Bội Nhân không hề bỏ cuộc, quyết tâm để con có cơ hội học tập tốt nhất, mong con gái đổi đời.
Người cha nguyện làm hết sức để con gái đổi đời.
"Cho dù phải bán nồi đi chăng nữa, tôi cũng sẽ để con tôi học hết đại học", ông Hàn cương quyết. Ông bán đi gia súc, số thóc tích trữ và mọi vật dụng có giá trị khác, vay mượn khắp nơi để đủ tiền cho con đi học đại học. Bằng cách này, Tiểu Thư Mãn đã vào được đại học với sự mong chờ từ cha. Ông luôn nói với cô, sau này đi làm cuộc sống sẽ khá hơn.
Để có tiền cho con tiếp tục học và trả nợ, Hàn Bội Nhân đã quyết định cùng con đến Tây An. Khó khăn lắm, ông mới tìm được công việc làm gạch nung lương tháng 600 NDT (khoảng 2 triệu đồng). Ông Hàn phải tính toán chi li từng đồng mới đủ sống.
Dù tiết kiệm như vậy nhưng đôi khi chi phí sinh hoạt vẫn không đủ với 2 cha con. Bạn bè của Tiểu Tư Mãn gới thiệu cho cô 1 công việc làm thêm, vừa có thêm thu nhập lại tích luỹ kinh nghiệm thực tế. Thế nhưng ông Hàn Bội Nhân thẳng thừng bác bỏ và cho rằng việc làm thêm sẽ ảnh hưởng đến việc học.
"Đừng lên mạng và tập trung vào việc học đi", người cha Hàn nhắc lại nhiều lần, "Chỉ cần con trai học hành chăm chỉ, học tốt kiến thức sách vở và vượt qua mọi kỳ thi ở trường thì nhất định nó sẽ thành công".
Tiểu Tư Mãn lại là đứa con thích khám phá cuộc sống bên ngoài. Thời gian không đi làm thêm, Tư Mãn cũng không ở trong KTX đọc sách mà tham gia các cuộc hẹn hò ngắn hạn, tìm kiếm đối tượng hẹn hò giàu có. Cô cho rằng suy nghĩ của cha mình quá lỗi thời, vay mượn đi học mỗi tháng kiếm được 2 triệu đồng thì bao giờ mới trả hết nợ? Ra trường chắc gì đã tìm được việc làm ngay, lương thấp thì sống kiểu gì? Chi bằng bây giờ, cô kết hôn với một người giàu có, đổi đời sẽ nhanh hơn. Lấy chồng xong sẽ giúp cha trả nợ.
Nhưng đời không như mơ.
Tiểu Tư Mãn có thai, chỉ 2 tháng trước thời điểm tốt nghiệp. Cô không hoàn thành được khoá luận tốt nghiệp, bằng bị treo. Tiểu Tư Mãn phải cưới chạy bầu với 1 người cô tưởng là thiếu gia - con trai một người bán xe máy trong thành phố, nhưng hoá ra, đó chỉ là cái vỏ bọc giả dối. Chồng Tiểu Tư Mãn cũng là dân nhập cư, đang ở nhà thuê, cuộc sống chật vật cũng không kém gì cha con cô.
"Trời ơi, chuyện gì đang xảy ra với tôi thế này...", Tiểu Tư Mãn đau khổ. Cô không dám trở về làng cũng không dám đối diện với người cha đã cầm cố hết tài sản, vay mượn để cô được đi học ĐH. Tư Mãn âm thầm cắt đứt liên lạc và biến mất.
Hàn Bội Nhân có lẽ là người cha đau khổ nhất. Trong bài đăng trên MXH để tìm con, ông thừa nhận mình đã mắc 1 sai lầm mà rất nhiều phụ huynh đã mắc: Dồn hết tất cả cho con, nhưng cuối cùng nhận lại chỉ toàn là cay đắng, nợ nần, cô quạnh.
Nếu con ra trường làm việc lương thấp, vài năm sau có thể khá hơn, nếu có ý chí. Nhưng nếu con ra trường mà không có lấy 1 tấm bằng sau nhiều năm đèn sách, thì đó là đổ sông đổ bể, là bất hiếu, là bất nhân với chính bản thân mình, cha mẹ mình.
Những lời đau khổ thống cùng của Hàn Bội Nhân khiến nhiều người tỉnh ngộ. Ở vị trí của người làm con, Tiểu Tư Mãn đã mắc nợ cha 1 điều mà có thể cả đời này cô sẽ không trả nổi, đó là: Sự hi sinh và niềm tin tưởng.