Loạt sự thật cực "cool" về điện thoại di động (Phần 2)

Lê Vũ Lâm, Theo 00:00 07/08/2011
Chia sẻ

Những sự thật ít biết sau đây về dế cưng sẽ khến bạn phải ngỡ ngàng.

Tiếp theo câu chuyện của kỳ trước, chúng mình hãy cùng khám phá những bí mật hay ho về chiếc điện thoại quen thuộc nhé!
 
Cây giả làm trạm ăng-ten
 
Với gần 2 triệu tháp ăng-ten điện thoại trên khắp nước Mỹ, gần như bạn sẽ thấy chúng xuất hiện trên mỗi góc phố. Tuy nhiên, giới kỹ sư tại đây rất khéo léo ngụy trang chúng thành kiến trúc thông thường như biểu tượng vui nhộn, mặt đồng hồ, cột điện thoại, mái nhà thờ…
 
 
Tuy nhiên, độc đáo nhất phải kể tới thiết kế nhìn giống một loại cây bằng nhựa plastic. Đồng thời, chủ nhân của những chiếc cây còn hô hào mọi người hãy tôn trọng và bảo vệ tác phẩm của họ bởi chúng còn "hơn cả một chiếc cây".
 
Thậm chí, nhiếp ảnh gia Robert Voit gần đây còn tổ chức buổi triển lãm về chủ đề này. "Nhiều người còn không biết chúng tồn tại, song nếu để ý kỹ họ có thể dễ dàng nhận ra" – thành viên trong nhóm phát triển chia sẻ.
 
Telephonophobia, Nomophobia, Frigensophobia và Ringxiet
 
Nếu vô tình bắt gặp những cụm từ trên, hẳn bạn phải rất tò mò về ý nghĩa của chúng. Được biết, đây là những phản ứng thần kinh với việc sử dụng điện thoại và chúng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến những thiết bị di động ngày nay.
 
 
Telephonophobia là sự sợ hãi khi nhận hay thực hiện một cuộc gọi.
 
Nomophobia dẫn đến sự lo lắng khi điện thoại mất sóng hoặc bị đánh cắp vì bạn không thể liên lạc với người khác.
 
Ringxiet là biểu hiện của sự ám ảnh như khi bạn nghe thấy chuông điện thoại của mình hay cảm thấy độ rung của chúng dù thực tế không phải vậy.
 
Frigensophobia giống như nỗi lo lắng rằng sử dụng điện thoại sẽ gây tổn thương cho não của bạn.
 
Phát minh ra hộp thư thoại (Voicemail)
 
Vào năm 1986, Scott Jones – nhà nghiên cứu 26 tuổi tại Đại học MIT đã phát minh ra hệ thống thư thoại khi đang nhấm nháp một chiếc pizza. Ngày nay, tại nhiều nước trên thế giới, hộp thư thoại đang trở nên hết sức quen thuộc.
 
Dẫu vậy, vào những năm cuối thập niên 80, hộp thư thoại vẫn còn khá xa lạ. Teen có thể nhận thấy điều này qua bài báo giải thích về Voicemail trong khoảng thời gian ấy như sau:
 
 
“Giả sử Gray - giám đốc một công ty muốn hỏi Smith – người không có mặt ở thị trấn – vấn đề cần phải giải đáp trước buổi họp hội đồng vào sáng hôm sau, ông ta sẽ để lại một bản ghi trong hộp thư thoại của Smith. Đến lúc Smith trở về vào buổi chiều và nhận thấy mình không thể trả lời được, anh ta chuyển hướng tin nhắn này sang chuyên gia có tên Brown.
 
Sau bữa tối, Brown về nhà và nhận được tin nhắn, anh ta làm việc đến 10 giờ và tìm thấy đáp án, rồi anh ta gọi tới hộp thư thoại của Gray để trả lời. Sáng hôm sau, Gray gọi tới hộp thư của mình, nghe được lời đáp của Brown và sẵn sàng cho buổi họp – vậy là không có chút thời gian hay công sức nào bị lãng phí”.
 
Textonyms
 
Một trong những điều cực thú vị khi sử dụng mobile để nhắn tin. Textonyms là dạng từ được tạo nên bằng cách bấm các chữ số trên bàn phím điện thoại theo một thứ tự nào đó. Ví dụ, khi cần viết chữ “home” (nhà), bạn sẽ lần lượt bấm những phím số 4, 6, 6 và 3. Bởi vậy, từ này đồng nghĩa với từ “good” (tốt) hoặc từ “gone” (đi) bởi chúng cùng thứ tự bấm phím như vậy.
 
 
Một ví dụ độc đáo khác là từ “book” (sách) và “cool” (mát mẻ) khi có cùng thứ tự bấm số 2, 6, 6 và 5. Mặc dù ngày nay bàn phím QWERTY đang phần nào làm người ta lãng quên kiểu viết Textonyms, chúng vẫn giống như minh chứng cho sự tuyệt vời của những chiếc di động.
 
Điện thoại di động bán chạy nhất thế giới
 
Nhiều người đang nghĩ rằng iPhone chính là chú dế bán chạy nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, với khoảng hơn 100 triệu sản phẩm đến tay người dùng, siêu phẩm "trái táo khuyết" có thể lọt vào… top 5 chứ còn lâu mới bì nổi "bom tấn" đứng đầu bảng xếp hạng.
 
 
Điện thoại phổ biến nhất quả đất là Nokia 1100 – "cục gạch" nghe gọi lên thớt năm 2003. Tính đến nay, hơn 250 triệu máy đã được tẩu tán thành công. Đồng thời, Nokia cũng sở hữu 2 dòng máy khác trong top 5 như Nokia 3210 và Nokia 3310. Thành viên cuối cùng trong bảng tổng sắp thuộc về Motorola RAZR – sản phẩm mang tính biểu tượng thời bấy giờ.
 
Vào năm 2009, lỗ hổng phần mềm trong Nokia 1100 tiếp tay cho kẻ gian ăn trộm mật khẩu giao dịch ngân hàng trực tuyến. Khi ấy, những chú dế Nokia 1100 chào đời tại nhà máy Bochum (Đức) có giá lên tới 32.400 USD (khoảng 650 triệu đồng). Tuy nhiên, đây thực sự là một trò lừa bịp không hơn không kém.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày