Các loại mạng xã hội đang dần được coi là một phương tiện truyền thông mới giống như đài phát thanh, TV hay thậm chí cả là báo chí ở một số quốc gia. Chính vì lý do này nên việc sử dụng mạng xã hội ra sao cho hợp lý cần được cân nhắc kĩ càng nếu không người dùng có thể chịu toàn bộ trách nhiệm chỉ vì lỡ miệng.
Mới đây, Alan Davies - một người dùng Twitter tại Anh đã bị phạt 25.000 USD chỉ vì chia sẻ đoạn thông tin chế nhạo một lãnh chúa tại Anh đồng thời gán cho lãnh chúa này biệt danh "kẻ xâm hại trẻ em".
Alan Davies, người chia sẻ thông tin sai lệch đồng thời xúc phạm cá nhân khác trên Twitter.
Trong phát biểu với báo giới, Alan trả lời: "Từ kinh nghiệm bản thân, tôi có thể khuyên mọi người nên cẩn thận hơn với những gì họ làm trên mạng xã hội". Khoảng tiền mà Alan phải trả chính là khoản tiền phạt mà tòa án đưa ra sau khi vị lãnh chúa bị nói xấu kia kiện Alan cũng như khoảng 20 người khác tại Anh vì chia sẻ thông tin này.
Sau khi đoạn thông tin chia sẻ được Alan đăng tải lên Twitter, cư dân mạng xã hội tại Anh đã ngay lập tức lên tiếng về thông tin sai sự thật cũng như đe dọa Alan.
Cư dân mạng xã hội tại Anh đang cho rằng hình phạt dành cho Alan là quá lớn đồng thời không thỏa đáng. Họ cho rằng Twitter là mạng xã hội mở và người dùng được phép chia sẻ, trao đổi thông tin với nhau trên mạng xã hội này cũng như việc retweet trên Twitter được thực hiện chỉ với một nút bấm nên có thể rất nhiều người đã... lỡ tay chia sẻ mà không cố tình.
Nạn nhân của loạt thông tin vu khống kia là một lãnh chúa đã hơn 70 tuổi, ông đang là cố vấn cho phó tổng thống đồng thời là một chính trị gia có tài với rất nhiều cuốn sách được ưa chuộng tại Anh.
Mức phạt cho Alan mặc dù nặng nhưng rất đích đáng, việc lăng mạ và đưa thông tin sai sự thật lên các phương tiện truyền thông đã bị coi là hành động phạm pháp ở nhiều quốc gia trên thế giới. Alan sẽ là tấm gương lớn để cho người dùng mạng xã hội toàn thế giới biết giới hạn của mạng xã hội cũng như việc chia sẻ thông tin "nhảm" hoàn toàn trái pháp luật.