Cuộc sống tại Nhật Bản cũng không giống với nhiều quốc gia khác trên thế giới, thậm chí cả ở ngay trong khu vực Á Đông. Từ phong cách sống đến văn hóa, mọi thứ đều có nét khác biệt, cộng thêm nhịp sống rất nhanh của họ khiến không phải ai cũng có thể chịu đựng được.
Khác với các quốc gia khác thường bắt đầu kỳ học vào tháng 9, một năm học của Nhật Bản chia ra ba kỳ, khởi đầu lại từ tháng 4. Nhưng chưa hết, mỗi năm các lớp lại được sắp xếp lại, và học sinh lại phải làm quen với những người bạn mới. Điều này dựa trên ý tưởng rằng trẻ con không nên chỉ dựa dẫm vào người quen, và học được cách giao tiếp với thế giới bên ngoài.
Dẫu vậy, thay đổi nhiều quá cũng không phải là điều dễ chấp nhận.
Vào đêm giao thừa, các đền chùa tại Nhật Bản sẽ gióng lên 108 hồi chuông. Nó tượng trưng cho 108 ham muốn trần tục của con người - theo tín điều Phật Giáo, và tất cả sẽ được thanh tẩy theo từng tiếng chuông khi đó.
Người Nhật rất ít khi sử dụng chữ ký. Thay vào đó, họ dùng những con dấu (hanko). Chúng có thể mua ở bất kỳ cửa hiệu tạp hóa thông thường nào, và được dùng cực kỳ thông dụng.
Các quy tắc trên bàn ăn của người Nhật thực sự phức tạp với rất nhiều điều không được làm. Chẳng hạn, bạn không được di chuyển các đĩa thức ăn, không được để lại đĩa miếng đã cắn, không được dùng đũa xiên qua đồ ăn, không được tự rót rượu...
Chưa hết, nếu ăn mỳ, bạn buộc phải phát ra tiếng để thể hiện sự ngon miệng của mình, nếu không đầu bếp sẽ rất phiền lòng. Và đặc biệt, bạn cần phải nói từ "oishii" (ngon quá) vài lần trong lúc ăn, nếu không sẽ bị xem là thiếu lịch sự.
Tại Nhật Bản, xã hội thường coi trọng nam giới hơn phụ nữ. Như trong nhà hàng, đàn ông sẽ được phục vụ trước: từ việc được gọi món trước, cho đến rót nước trước.
Đối với người Nhật, hôn là hành động dành cho một mối quan hệ có phần... nhục dục. Họ không coi hôn là thứ thể hiện ra điều gì khác cả.
7% nam giới Nhật Bản thuộc nhóm "hikikomori" - những người xa lánh xã hội, từ chối tiếp đón thế giới bên ngoài. Nhóm này thường không có việc làm, sống dựa dẫm vào nguồn thu nhập của người thân. Một số hikikomori thậm chí có thể tự xa lánh xã hội hàng năm trời, thậm chí là cả thập kỷ.
Khi mô tả một địa điểm tại Nhật Bản, quy tắc sẽ là như sau: tỉnh, thành phố, quận, khu vực, nhà, và căn hộ. Trong đó 3 thứ đầu tiên sẽ là tên bằng chữ, 3 phần còn lại là số. Nghĩa là tên đường trong bất kỳ quận nào sẽ là những con số được đặt ngẫu nhiên, và việc tìm đường ở đây là cực kỳ khó.
Văn hóa của người Nhật khiến họ có thể làm rất nhiều điều, miễn là nó tốt cho gia tộc. Trong số đó có cả việc nhận nuôi cả người trưởng thành. Thậm chí có trường hợp nhận nuôi... chồng của con gái, hoặc con rể nhận nuôi bố mẹ vợ.
Tại sao phải làm vậy? Vì như thế sẽ giúp tài sản thừa kế được chia ra nhiều người hơn, và giảm được tiền thuế phải đóng.
Thực ra, người Nhật có tửu lượng không hề tốt. Nguyên nhân là vì họ thiếu đi một loại enzyme phân tách cồn. Nhưng điều quan trọng hơn là bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều người Nhật say xỉn hoặc quá mệt mà ngủ lăn lóc ngoài đường phố. Đối với người Nhật, đây là chuyện bình thường.
Với người Nhật, họ không có thói quen chuyển việc quá nhiều. Lý tưởng mà nói, hoàn hảo nhất là khi bạn làm việc cho một công ty khi còn trẻ, rồi cố định ở đó cả đời. Thậm chí, các đồng nghiệp có thể xem là gia đình thứ 2, vì họ làm việc cùng nhau 12 - 15h mỗi ngày.
Người Nhật làm việc rất nhiều, thậm chí đến mức kiệt sức. Có hẳn một thuật ngữ để chỉ việc chết vì làm việc quá sức tại Nhật, đó là karoshi.
Các du khách sẽ thấy người Nhật rất hay cười. Nhưng thực tế, tỉ lệ tự sát ở Nhật cũng rất cao.
Người Nhật hay cười thực chất là để giấu đi sự thất vọng hay áp lực, và họ tin đó là điều nên làm.