Mỗi năm một lần, lớp chúng tôi cứ đến dịp Tết đến Xuân về là họp lớp. Thoắt cái gần 10 năm trôi qua, tôi cũng đúc rút ra vài điều sau nhiều lần tham dự buổi họp lớp:
Cuộc sống của bản thân mình và người khác cơ bản là khác nhau
Tôi chuẩn bị bước sang tuổi 30, chưa kết hôn, đương nhiên cũng chưa có con cái. Tôi thấy hài lòng và hạnh phúc với cuộc sống hiện tại.
Các bạn nữ trong lớp tôi đa phần đã kết hôn, ngày ngày đều bận rộn với việc chồng con, gia đình. Họ thường xuyên phàn nàn chồng vô tâm, con cái không nghe lời. Cuộc sống của tôi và các bạn khác nhau, nên có lúc đi họp lớp, nghe mấy câu chuyện này tôi có có cảm giác bị lạc quẻ so với mọi người.
Trong mắt mọi người, tôi đã đến tuổi này mà không ổn định chuyện chồng con gia đình thì sau muốn lấy chồng thì sẽ không được kén chọn, sống không hạnh phúc.
Chính vì quan điểm khác biệt này nên tôi không muốn tham gia họp lớp. Tôi không muốn bị các bạn trong lớp cố nhồi nhét quan điểm lạc hậu như vậy. Còn tôi, từ trước đến nay chưa bao giờ nghĩ là không kết hôn là đi ngược lại với quy chuẩn đạo đức.
Trên thế giới rộng lớn này không thể có hai chiếc lá giống nhau y xì, càng không có hai người hoàn toàn giống nhau tồn tại. Mỗi con người đều có hào quang của riêng mình. Chúng ta không có quyền phán xét cuộc sống của người khác không giống mình hay không.
Có những lúc tôi nghĩ rằng, tại sao mọi người lại kỳ vọng cuộc sống của người khác phải giống mình. Theo năm tháng, bạn tuần tự kết hôn rồi sinh con. Bạn mong người khác cũng phải như thế, rồi cho rằng là đang nghĩ tốt cho người khác.
Tốt nghiệp đại học xong, mỗi người đều có một con đường riêng. Mặc dù mọi người đều đi con đường khác nhau nhưng đều có chung mục tiêu trong cuộc sống duy nhất là hạnh phúc. Mà định nghĩa hạnh phúc của mỗi người lại không giống nhau. Ta không thể nào phải ép, thuyết phục người khác phải có quan điểm sống giống bản thân mình được.
Khi đi họp lớp, không cần phải cố thể hiện ra những điều bản thân không có
Bạn thân của tôi sau khi đi họp lớp về liền kể với tôi rằng có một người bạn học cùng lớp cấp 3 lấy được một người giàu có. Anh chồng luôn đối xử tốt với cô ấy, ra khỏi nhà là có xe đưa đón, quần áo, trang sức dùng đều là hàng hiệu.
Nhưng sự thật là, một người quen cô ấy kể lại rằng chồng cô ấy chỉ là người bình thường, tính cách gia trường, mấy đồ trang sức hàng hiệu đều là hàng nhái.
Sau khi bị phát hiện, cô bạn ấy không bao giờ đi họp lớp nữa.
Đây cũng là nguyên nhân nhiều người không muốn đi họp lớp. Nhiều người muốn khoe khoang, đều muốn chứng minh mình là người hạnh phúc. Thực chất, hạnh phúc không phải là cái thể hiện ra bên ngoài mà là trong nội tâm bên trong, tự bản thân cảm thấy.
Khi nhắc đến buổi họp lớp, đừng nghĩ đến một buổi trình diễn khoe khoang, mà hãy coi đấy là sự hàn gắn tình bạn, chỉ có thay đổi suy nghĩ mới làm cho buổi họp lớp trở nên trọn vẹn và ý nghĩa.
Không nên tham gia họp lớp với tâm lý sợ bị bỏ rơi
Chúng ta luôn có một thói quen không nỡ vứt những đồ vật đã cũ vì nghĩ một ngày nào đó mình sẽ dùng đến nó. Có nhiều mối quan hệ cũng sẽ như vậy, có những người bạn luôn luôn nằm trong "mục bạn bè" nhưng không bao giờ tương tác, nói chuyện, bản thân chúng ta cũng không muốn hủy kết bạn với người bạn này. Bao năm tháng qua cứ trôi như vậy.
Mối quan hệ bạn bè của người trưởng thành sẽ đều có hạn sử dụng. Những buổi họp lớp cũng vậy. Không phải buổi họp lớp nào cũng có ý nghĩa để chúng ta tham gia.
Nếu xảy ra 3 trường hợp này, khi quyết định tham gia họp lớp hãy cân nhắc:
Đầu tiên là mối quan hệ bạn bè đã lạnh nhạt dần.
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã chặn bạn thân của tôi trên mạng xã hội. Nguyên nhân là cô ấy không muốn tôi thân thiết với người khác. Khi ấy tôi vô cũng buồn và chỉ nghĩ chúng tôi có quan điểm khác nhau.
Người ta thường nói: "Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ. Vô duyên diện kiến bất tương phùng." Chữ "duyên" ở đây cũng giống như là quan điểm sống của mỗi con người, nó sẽ quyết định tình bạn sẽ bền chặt hay không.
Bạn không cần phải gặp những người bạn không muốn gặp chứ không cần nói đến tham dự buổi họp lớp.
Thứ hai, những buổi họp lớp chỉ có mục đích so sánh cuộc sống người khác với nhau.
Nếu đến một buổi họp lớp thực chất là chỉ để so sánh người nọ với người kia thì tốt nhất không nên tham dự. Dù chúng ta có cố hòa nhập đến nhưng nếu không cùng một vòng trong quan điểm sẽ khó mà thấy thật sự thoải mái.
Suy cho cùng, hạnh phúc là tự cảm nhận chứ không phải là hạnh phúc là do sự so bì.
Thứ 3, nếu thấy không thoải mái với buổi họp lớp không cần tham dự
Nếu như bạn cảm thấy không thoải mái thì không cần phải tham dự buổi họp lớp. Nếu cứ tiếp tục thì bạn sẽ không cảm thấy nó có gì trị gì, hơn nữa như vậy chỉ lãng phí thời gian.
Thật ra việc tham gia họp lớp không có chuyện đúng hay sai, mà có nên tham gia hay không và cần nghe theo trái tim mình.
Chúng ta không cần quá coi trọng quá việc họp lớp để rồi phải "gồng mình" lên trước mặt mọi người, hay cũng không nên xem nhẹ, làm sao để cho một buổi họp lớp được tổ chức vui vẻ và ý nghĩa nhất là được.