Một số người vẫn hay phàn nàn về việc tiêu hết tiền lương hàng tháng trước cả khi đến kì nhận lương tiếp theo, nhưng trên thực tế, một số người đã âm thầm tích lũy của cải chỉ bằng cách "keo kiệt" một chút. Việc tiết kiệm ngay cả khi lương của bạn vốn ít ỏi và chỉ đủ sống hoàn toàn là việc "trong tầm tay". Dù bạn chỉ thu nhập 7 triệu đồng/tháng, bạn vẫn có thể để dành được 1,5 triệu đồng khi áp dụng 10 chiêu "keo kiệt" sau đây.
Chi phí ăn uống và nhà hàng có thể dễ dàng ngốn hết lương tháng của bạn. Ví dụ, nếu bạn chi 50.000 đồng cho mỗi bữa ăn mang về và 200.000 đồng cho các bữa ăn vào cuối tuần, bạn có thể chi tới 3,8 triệu đồng cho thực phẩm trong một tháng. Đây chỉ là ước tính thận trọng và chi phí thực tế có thể cao hơn. Bây giờ tôi chọn cách tự mua thực phẩm và tự nấu ăn, và giữ chi phí thực phẩm hàng tháng dưới 1,5 triệu đồng. Vừa lành mạnh vừa tiết kiệm, tôi vẫn có thể ăn thịt lợn kho, gà rán ngon tuyệt. Cố gắng không mua đồ ăn mang về, hãy tự nấu ăn để bạn có thể ăn thoải mái và tiết kiệm được nhiều tiền.
Tôi thường mua quần áo mới mỗi mùa, nhưng rất nhiều quần áo bị lãng quên trong tủ và chưa bao giờ được mặc tới cho đến khi trở nên lỗi mốt. Bây giờ tôi thấy mùa đông rất ngắn và nhiều bộ quần áo trở nên lỗi thời sau khi mặc một vài lần. Vì vậy, hiện tại tôi chỉ chọn một vài loại quần áo cơ bản, chẳng hạn như áo sơ mi rộng có thể dùng làm áo khoác, đồ lót và quần áo chống nắng. Các đồng nghiệp cũng khen tôi về gu ăn mặc. Bằng cách áp dụng phương pháp một món đồ - mặc nhiều lần này, tủ đồ của tôi trở nên gọn gàng hơn và ví tiền cũng dày hơn.
Nhiều món đồ nhỏ có vẻ rẻ tiền thực chất lại lãng phí rất nhiều tiền, đặc biệt là những sản phẩm được miễn phí vận chuyển hoặc được giảm giá trong các đợt "săn sale", thường bị xếp vào góc. Bây giờ, tôi chỉ chi tiền vào những thứ thực sự cần thiết và dùng số tiền tiết kiệm được để mua những món đồ bền, dùng lâu dài và thiết thực hơn.
Bạn đã bao giờ tính toán chi phí đi lại hàng tháng của mình chưa? Hãy lấy tôi làm ví dụ. Giá xăng dầu ngày càng đắt đỏ, chi phí đổ xăng xe máy cũng tiêu tốn tới 1 triệu đồng/tháng, bởi vậy, tôi quyết định dậy sớm đi xe buýt và sau đó đi bộ gần 1km tới công ty. Điều này giúp tôi giảm đáng kể chi phí đi lại, rèn luyện sức khoẻ và bảo vệ môi trường.
Tôi từng nghĩ rằng việc chủ động thanh toán hóa đơn tại một bữa tiệc là thể hiện sự hào phóng, nhưng giờ tôi lại nghĩ đó là điều ngu ngốc. Bây giờ, tôi thích ăn tối ở nhà với bạn bè hơn. Ví dụ, tuần trước tôi mời một số đồng nghiệp đến nhà ăn lẩu, sau khi tính toán thì chi phí cho một người chỉ là khoảng 60.000 đồng, rẻ hơn 80% so với ăn ở nhà hàng. Khi bạn nhiều tuổi hơn, nhiều hoạt động xã hội kém chất lượng không còn đáng tham gia nữa. Tốt hơn là nên thư giãn ở nhà một mình và xem một số bộ phim truyền hình.
Nhiều thứ có vẻ rất hấp dẫn, nhưng sau khi mua về nhà, chúng hiếm khi được sử dụng và cuối cùng trở thành đồ trang trí chiếm diện tích. Ví dụ, tôi đã từng mua một máy làm sữa chua trong phòng phát sóng trực tiếp và sử dụng nó chưa đến ba lần. Bây giờ, mỗi khi đi mua sắm, tôi đều tự hỏi mình ba câu hỏi: Đây có thực sự là thứ tôi cần không? Có sản phẩm thay thế nào ở nhà không? Thứ này có thể sử dụng được hơn 30 lần không? Từ khi tôi phát triển tư duy này, chi tiêu của tôi đã giảm đáng kể.
Mỗi khi đến ngày nhận lương, tôi sẽ chuyển 1,5 triệu đồng vào tài khoản tiết kiệm trước, và dùng số còn lại để chi tiêu. Thói quen tiết kiệm này chưa bao giờ thay đổi và số tiền gửi ngày càng tăng lên. Nhìn nó lớn lên từng chút một thậm chí còn thú vị hơn cả việc mở một "túi mù". Ngay cả khi bạn chỉ có thể tiết kiệm được một ít mỗi tháng, theo thời gian, đây cũng sẽ là một khoản tiền đáng kể.
Tôi đã từng tiết kiệm tiền để mua một loại kem dưỡng da đắt tiền, nhưng nhận ra rằng đi ngủ sớm và dậy sớm mới là ý nghĩa thực sự của việc chăm sóc da. Trước đây, tôi đã dùng nhiều thương hiệu chăm sóc da cao cấp nhưng da tôi không những không cải thiện mà còn tệ hơn. Bây giờ tôi đơn giản hóa quy trình chăm sóc da của mình và chỉ sử dụng bộ sản phẩm bốn món cơ bản: làm sạch, dưỡng ẩm, chống lão hóa và chống nắng. Tình trạng da đã được cải thiện và số tiền tiết kiệm được có thể được dùng cho những việc quan trọng hơn.
Nhiều vật dụng bỏ đi có thể được tận dụng triệt để, chẳng hạn như dùng cốc trà sữa rỗng để trồng hành tỏi, quần jean cũ làm túi đựng đồ, thậm chí dầu gội không còn dùng nữa cũng có thể dùng để cọ nhà tắm. Phương pháp tự làm này không chỉ tiết kiệm tiền mà còn giúp giảm áp lực chi tiêu và giảm rác thải rất nhiều.
Tôi coi việc tiết kiệm tiền như một trò chơi, và mỗi lần tiết kiệm tiền cũng giống như đánh bại một con quái vật chi tiêu vậy. Đặt mục tiêu, chẳng hạn như tiết kiệm 500.000 đồng để chi trả cho một chuyến picnic ngắn và tiết kiệm 10 triệu đồng để tự thưởng cho mình một đồ điện tử mới. Cảm giác có mục đích sẽ khiến việc tiết kiệm tiền trở nên thú vị chứ không phải đau khổ.
Tiết kiệm tiền không phải là keo kiệt mà là mở đường cho tương lai. Mỗi ngày tiết kiệm một chút, khi nhìn thấy số tiền gửi, tôi cảm thấy an toàn. Hãy nhớ rằng, những người biết cách quản lý tài chính không phải là những người khổ hạnh, mà là những người thông minh biết kiểm soát cuộc sống của mình!