10 điều đứa trẻ nào cũng mong bố mẹ hiểu mà không dám nói ra

Phan Hằng, Theo Phụ nữ Việt Nam 14:53 20/07/2023
Chia sẻ

Nếu bố mẹ có thể hiểu được những mong muốn của con mình, mối quan hệ hai bên sẽ cải thiện rất nhiều, con cái sẽ yêu thương bố mẹ nhiều hơn.

Mặc dù bố mẹ nuôi nấng, chăm sóc con nhưng không phải ai cũng hiểu rõ con mình. Con cái đôi khi có rất nhiều điều muốn nói với bố mẹ nhưng không biết mở lời như thế nào. Dưới đây là những điều con cái muốn nói với bố mẹ mình nhất.

1. "Con học bằng cách quan sát bố mẹ. Bố mẹ hãy trở thành một tấm gương cho con noi theo"

Bố mẹ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nuôi dạy một đứa trẻ. Để trở thành một hình mẫu tốt, nói dễ hơn làm rất nhiều.

Bạn có nhớ lần cuối bạn đánh con mình hay hét vào mặt chúng không? Nếu bạn không muốn con cái xa cách, hoặc chúng bắt chước theo những hành vi xấu của mình, bạn cần phải điều chỉnh cảm xúc và xử lý mọi thứ một cách bình tĩnh hơn.

10 điều đứa trẻ nào cũng mong bố mẹ hiểu mà không dám nói ra - Ảnh 1.

2. "Bố mẹ ôm con đi. Bố mẹ không thể chiều hư con chỉ vì vài cái ôm"

Tình yêu của bố mẹ không thể làm hư con cái, chỉ những điều bạn làm hoặc cho đi nhân danh tình yêu mới khiến con cái trở nên hư hỏng.

Việc thể hiện tình cảm sẽ tạo ra cảm giác gắn bó, an toàn, cho phép trẻ tự tin, lạc quan trong các mối quan hệ yêu thương. Điều này sẽ có tác động to lớn đến cách chúng liên hệ với người khác, đặc biệt là ở tuổi trưởng thành.

Có nhiều cách lành mạnh để thể hiện tình yêu của bố mẹ dành cho con cái như những cái ôm, nụ hôn, dành thời gian chơi đùa cùng nhau, nói chuyện, lắng nghe con nói, cổ vũ con, đồng cảm với cảm xúc của con.

3. "Bộ não của con đang phát triển và học hỏi nhanh. Con muốn bố mẹ kiên nhẫn và tử tế khi dạy con"

Việc học cần có thời gian và trẻ em cũng vậy.

Bạn có nhớ con mình ngã bao nhiêu lần trước khi biết đi không. Một đứa trẻ lớn lên cần học rất nhiều thứ, chúng cần có thời gian để hiểu, tiếp thu, kết hợp và sử dụng thông tin đó.

Nếu một đứa trẻ không hiểu trong 10 lần đầu tiên bạn nói điều đó, điều đó không có nghĩa chúng bướng bỉnh mà là cần thêm thời gian và luyện tập. Điều trẻ cần là sự hướng dẫn tử tế và kiên nhẫn của bố mẹ chứ không phải là một hình phạt đầy bạo lực.

10 điều đứa trẻ nào cũng mong bố mẹ hiểu mà không dám nói ra - Ảnh 2.

4. "Con mong bố mẹ luôn ở đây dù có chuyện gì xảy ra"

Cảm giác tin tưởng, sự an toàn là điều khiến một đứa con luôn quay về trong vòng tay bố mẹ dù xảy ra chuyện gì đi chăng nữa.

Những đứa trẻ có cảm giác được gắn bó, an toàn thường kiên cường, sống tích cực, ít bỏ học ở lứa tuổi thiếu niên.

5. "Con mong bố mẹ lắng nghe con nói chuyện một cách cẩn thận và chú tâm hơn"

Chúng ta thường quên rằng giao tiếp là sự tương tác hai chiều. Nói chuyện với con cái, thảo luận về những gì chúng đang nghĩ và điều gì quan trọng nhất đối với chúng rất quan trọng.

Nếu bố mẹ lắng nghe những điều nhỏ nhặt mà con cái nói, chúng sẽ chia sẻ nhiều hơn về mọi thứ trong quá trình lớn lên của mình. Đó là cảm giác tin tưởng mà bố mẹ nào cũng đều mong mình có được.

6. "Đôi khi con muốn được lắng nghe mà không bị phán xét hay lên lớp"

Giống như người lớn, trẻ em đôi khi muốn trút bầu tâm sự. Chúng muốn được bố mẹ lắng nghe và thấu hiểu trên cơ sở đồng cảm.

Nhiều bậc phụ huynh có con cái ở tuổi thiếu niên thường tự hỏi tại sao con cái lại không thích nói chuyện với mình. Một trong những lý do chính là con cái không thích bị nghe thuyết giảng quá nhiều.

7. "Hãy chấp nhận con người của con, đừng liên tục so sánh con với những đứa trẻ khác"

Bố mẹ nào cũng muốn con mình trở thành người tốt nhất có thể. Mong muốn tự nhiên này đôi khi có thể khiến bố mẹ so sánh con mình với người khác.

Nghiên cứu của Đại học Harvard đã phát hiện ra rằng, một đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi bố mẹ biết chấp nhận sẽ dễ đạt được thành công trong cuộc sống hơn. So sánh con cái với người khác là điều tối kỵ khi dạy dỗ con.

10 điều đứa trẻ nào cũng mong bố mẹ hiểu mà không dám nói ra - Ảnh 3.

8. "Cho con ra ngoài chơi nhiều vào nhé"

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc vui chơi đối với trẻ nhỏ. Đặc biệt chơi ngoài trời còn tốt gấp nhiều lần.

Môi trường ngoài trời có rất nhiều cơ hội phong phú để trẻ phát triển và học tập. Chơi ngoài trời thường cho phép trẻ em có nhiều quyền tự chủ hơn và phát triển tính độc lập.

9. "Con muốn ăn đồ bổ dưỡng và ngon miệng"

Trẻ em khi còn quá nhỏ không thể mua hoặc tự làm thức ăn cho mình. Vì vậy, chúng dựa vào bố mẹ để cung cấp những gì mình cần.

Con bạn có thể không có sở thích giống như bạn. Khi trẻ từ chối một số loại thức ăn nhất định, có thể bạn sẽ muốn sử dụng phương pháp "ăn hay nhịn đói". Về cơ bản đây là một cách ép buộc trẻ phải phục tùng để chúng có sở thích ăn uống giống như bố mẹ.

Thay vào đó, hãy tìm thức ăn lành mạnh mà con bạn thích. Có rất nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác nhau. Có thể mất nhiều thử nghiệm và một chút sáng tạo để tìm ra thứ con bạn thích nhưng điều đó là khả thi.

10. "Xin hãy tin tưởng ở con"

Phạm sai lầm không phải lúc nào cũng là điều xấu. Nếu bố mẹ muốn con mình có khả năng phán đoán tốt, bạn phải để trẻ tập đưa ra quyết định và ngừng hành động như những bậc bố mẹ trực thăng. Điều đó có nghĩa là trẻ sẽ không tránh khỏi những sai lầm.

Thay vì bảo trẻ phải làm gì, hãy dạy chúng tư duy phản biện. Đó là một trong những cách tốt nhất để dạy trẻ cách đưa ra những quyết định đúng đắn.

Hãy để trẻ lớn hơn quyết định những việc không gây nguy hiểm, rủi ro sức khỏe hoặc bất tiện cho người khác. Một đứa trẻ không thể tập đi mà không bị ngã. Trẻ cũng không thể học cách đưa ra những quyết định đúng đắn mà không từng mắc phải sai lầm.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày