Tro cốt cháu Dũng đã được về với người thânSau một thời gian chống chọi với bệnh tật, cháu Hứa Văn Dũng đã trút hơi thở cuối cùng vào rạng sáng ngày 1/4 tại bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội).
Theo kết luận của bệnh viện Nhi Trung ương trong giấy báo tử, cháu Hứa Văn Dũng tử vong do bệnh: Suy hô hấp, viêm phổi, suy kiệt, AIDS.
Hình ảnh cháu Dũng lúc còn sốngKhoảng 4h sáng nay, anh Hứa Văn Dụng (bố cháu Dũng) đã xuống Hà Nội để làm các thủ tục nhận tro cốt của con mang về
quê mai táng. Anh Dụng xuống Hà Nội cùng một người hàng xóm.
Trong bộ dạng mệt mỏi vì vừa kết thúc chuyến xe đường dài,
anh Dụng xin các giấy tờ và thủ tục tại nhà xác
bệnh viện Nhi Trung ương để đến nghĩa trang Văn Điển nhận tro
cốt con.
Sau
khi thủ tục giấy tờ ở Viện Nhi Trung ương hoàn thành, anh Dụng di chuyển đến Đài hỏa táng Hoàn Vũ để nhận hài cốt
cháu. Những người tổ chức tang lễ tại đây cho biết, hôm hỏa
táng cháu Dũng có nhiều nhà hảo tâm, từ thiện đến, ai cũng
thương xót cho cháu Dũng. "Là giọt máu của mình nhưng không
hiểu sao bố mẹ lại bỏ mặc cháu sau khi chết", một nhân viên ở
đây xót xa.
Giấy báo tử của viện Nhi Trung ương Trước đó, khi bé Hứa Văn Dũng trút
hơi thở cuối cùng vào rạng sáng ngày 1/4/2013, cơ thể còi cọc da
bọc xương còn lại của bé quàn trong chiếc quan tài nhỏ xíu. Sau khi được
chuyển từ nhà Đại thể bệnh viện Nhi TƯ tới nghĩa đài hóa thân Hoàn Vũ,
nghĩa trang Văn Điển, mọi người đã tổ chức truy điệu, tiễn đưa bé về thế giới bên
kia. Sau lễ tiễn đưa vắng lặng người thân, những giọt nước mắt xót
thương của một số bạn đọc, những nhà hảo tâm, của những người xa lạ
nơi các phòng tang lễ xung quanh – thi thể bé đã được đưa vào lò hỏa
táng.
Sự ra đi trong cô độc, lạnh lẽo, thiếu hơi ấm tình thân
máu mủ ruột thịt của bé 3 tuổi đáng thương khiến những người chứng
kiến không khỏi xót xa. Mọi người thương cháu bao nhiêu thì phẫn nộ về
hành động của bố mẹ cháu bấy nhiêu.
Anh Hứa Văn Dụng chờ làm thủ tục nhận tro cốt sau
gần 5 ngày bỏ mặc con tại bệnh viện và nhà hỏa táng
Đến nhận tro cốt
con, người bố nước mắt lưng tròng, bàn tay lau vội giọt nước
mắt để nhận bình tro từ tay nhân viên nhà hỏa táng. Liệu có phải
người bố đã nhận ra sự nhẫn tâm của mình khi bỏ mặc con tại
bệnh viện, nhận ra hành động thiếu trách nhiệm của người
làm cha, làm mẹ. Ghì chặt bình tro cốt trước ngực, anh Dụng
bấm điện thoại gọi về nhà thông báo đã nhận được tro cốt của
con.
Bàn thờ cháu Dũng được lập vội để gia đình thắp nén nhang cho cháu Chiếc túi du lịch mang từ quê xuống, bên trong chứa mấy gói bánh, bim bim để làm lễ thắp hương cho cháu Dũng ở
nhà tang lễ. Chiếc bàn thờ sơ sài được lập vội. Người bố
trầm ngâm thắp nén nhang trước bàn thờ con và òa khóc. Sau khi
nhận tro cốt của cháu, gia đình anh sẽ đưa cháu về quê an táng.
Nén hương của người bố đã bỏ mặc con sau cái chếtVà những giọt nước mắt muộn màngAnh Dụng cho biết, đến đêm nay sẽ về đến nhà và sẽ tổ
chức an táng cho cháu ngay trong đêm luôn. Như vậy, lúc cháu
chết cũng lạnh lẽo một mình tại bệnh viện, đến khi hỏa táng
cũng chẳng có bố mẹ ở bên và ngày tro cốt của cháu trở về
quê hương cũng phải ra đi vội vã trong đêm.
Số tiền ủng hộ chỉ nhận được gần 40 triệu đồng? Khi PV đặt câu hỏi, sao đến tận hôm nay gia đình mới đến nhận cháu về, mà trước đó lại lặng lẽ bỏ về để cháu nằm lạnh lẽo một mình ở bệnh viện? Anh Dụng phân trần:
"Vì gia đình muốn về quê lo việc ở nhà rồi sẽ xuống đón cháu về quê mai táng, nên đến hôm nay mới có điều kiện xuống để nhận tro cốt của cháu".
Hoàn cảnh khó khăn là lý do mà anh Dụng
đưa ra để bào chữa cho việc bỏ mặc con sau khi chết
Anh cũng nói thêm:
"Vì lúc đó hoảng loạn quá nên tôi và vợ (chị Nhích) không còn tỉnh táo nữa, hơn nữa vợ tôi lúc đó cũng đau nặng, chỉ muốn về quê thu xếp việc cho nhanh, rồi mấy ngày sau sẽ xuống đón cháu. Chúng tôi cũng xót con mình lắm, nhưng vì hoàn cảnh nên phải chấp nhận".Mấy ngày qua, các nhà hảo tâm, từ thiện đã ủng hộ cho cháu Dũng rất bức xúc trước việc bố mẹ cháu bỏ về quê, để lại con một phó mặc cho bệnh viện sau khi cháu tử vong. Anh Dụng cũng biết được điều đó, vì mấy hôm nay cũng có khá nhiều người gọi điện hỏi gia đình sao lại làm như vậy với con cái của mình. Việc làm của vợ chồng anh là không tôn trọng và phụ lại lòng tốt của những người đã giúp đỡ tới gia đình anh trong lúc khó khăn, anh có nghĩ tới điều đó?
"Thực tình tôi rất cảm ơn những người đã giúp đỡ gia đình tôi, cũng vì hoàn cảnh nên tôi mới phải làm như vậy" anh Dụng giải thích.
Sau khi đưa về quê, tro cốt cháu Dũng sẽ được an táng ngay trong đêm Theo anh Dụng, hiện ở quê gia đình anh không còn nhà để ở, phải ở nhờ nhà bà thím. Nhà anh đã bán từ tháng 6 năm ngoái để có tiền đưa cháu Dũng đi điều trị tại bệnh viện. Đây cũng là một trong những lý do mà anh Dụng đưa ra để bào chữa cho việc bỏ rơi con tại bệnh viện.
Khi được hỏi về số tiền mà các nhà hảo tâm ủng hộ, anh Dụng cho hay: "Theo vợ tôi thì số tiền ủng hộ được gần bốn chục triệu, nhưng lo các chi phí, giờ còn lại khoảng gần 2 chục triệu nữa. Vợ vừa đưa lại cho tôi hôm về Tuyên Quang". Còn việc số tiền ủng hộ lớn hơn con số đó thì anh Dụng trả lời không biết vì chưa hỏi rõ vợ.
Chúng tôi liên lạc với chị Nhích (vợ anh Dụng) cũng chỉ ghi nhận được số tiền ủng hộ gần 40 triệu đồng. Trong khi số tiền các nhà hảo tâm ủng hộ mà bệnh viện thống kê được đã hơn 80 triệu đồng. Ngoài ra số tiền mà những nhà hảo tâm trao tận tay chị Nhích tại giường bệnh còn lớn hơn con số đó rất nhiều.
Vậy tại sao vợ chồng anh Dụng phải nói dối việc này, tại sao phải giấu nhẹm đi khi đó là những đồng tiền chia sẻ, đồng cảm của người cộng đồng?
Cộng đồng phẫn nộ khi lòng tốt bị "đặt nhầm chỗ"Sau sự việc vợ chồng anh Dụng bỏ mặc con tại bệnh viện để về quê, những nhà hảo tâm, từ thiện rất ngỡ ngàng, tức giận trước hành động nhẫn tâm của họ. Cộng đồng mạng chia sẻ, trước hết xét về trách nhiệm làm cha làm mẹ, tình yêu thương dành cho con cái đã đủ để oán trách vợ chồng anh Dụng. Hơn nữa, trong thời gian qua nhờ có các phương tiện thông tin đại chúng mà hoàn cảnh khó khăn của cháu Dũng được nhiều người biết đến, ủng hộ giúp đỡ rất lớn về mặt kinh tế. Ấy thế mà giây phút cháu lìa khỏi cõi đời, chính những người đã sinh thành ra cháu lại bỏ mặc cháu lạnh lẽo tại nhà xác bệnh viện. Khi được bệnh viện liên lạc xuống nhận thi thể con, gia đình hứa bâng quơ rằng
"mấy hôm nữa sẽ xuống".
Bạn đọc Trần Hương chia sẻ: "Mình cũng là một trong những người đã đại diện cho cơ quan tới ủng hộ cháu bé này, số tiền không quá lớn nhưng đó là tấm lòng, là sự chia sẻ với bệnh tật của cháu Dũng. Việc làm của bố mẹ cháu khiến những người như chúng tôi cảm thấy không được tôn trọng, lòng tốt bị phản bội. Tôi cảm thấy buồn nhiều hơn là uất ức".
Không che giấu sự xúc động, bạn đọc Lê Minh Thùy chia sẻ: "Sao bé lại khổ như vậy, khi sống không được hưởng trọn vẹn tình thương ấm áp của cả cha lẫn mẹ, đã vậy cái nghèo đói bần hàn của cuộc sống, bệnh tật hiểm nghèo đã cướp đi mạng sống của bé. Vậy mà đến lúc chết mà vẫn phải ôm nỗi cô đơn, tủi khổ không có người thân bên cạnh. Sao người thân của bé lại có thể đối xử với bé như vậy? Có sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm rồi sao họ vẫn bỏ mặc giọt máu của mình".
Gói tro cốt của con trai để mang về quê
Một bạn đọc giấu tên bức xúc:
"Chính bố mẹ cháu cũng không thương cháu bằng những người dưng. Hành động bỏ rơi máu mủ của mình thật là nhẫn tâm và cần phải lên án mạnh mẽ". Khi biết được thông tin về bệnh tật và hoàn cảnh khó khăn của cháu Dũng, nhiều nhà hảo tâm đã mang quà bánh, quần áo, tiền đến ủng hộ cho gia đình chị Nhích. Rất nhiều người vẫn theo dõi tình hình sức khỏe của cháu mỗi ngày, ai cũng hi vọng cháu sẽ sớm khỏe mạnh và trở về với cuộc sống bình thường. Nhưng bệnh tật đã cướp đi mạng sống của sinh linh bé nhỏ.
Chính những nhà hảo tâm, những người từng biết đến hoàn cảnh của gia đình chị Nhích cũng không thể lý giải được hành động bỏ mặc giọt máu của mình như vậy. Sinh ra đã bệnh tật, ba năm sống trên cõi đời là từng ấy năm chống chọi bệnh tật, đến khi gặp được những tấm lòng tốt giúp đỡ thì cháu lại lìa bỏ cõi đời, còn bị gia đình bỏ rơi, năm lần bảy lượt liên lạc giục giã gia đình mới chịu xuống nhận tro cốt cháu về.
Nhưng dẫu sao, những người làm cha làm mẹ, cuối cùng cũng đã quay trở lại để mang con về với quê hương, để được gần gia đình, làng xóm...