“Kiều nữ Hải Dương” từng... tìm đến cái chết

Hạ Châu, Theo Trí Thức Trẻ 00:01 07/06/2014

"Tôi đã từng tự tử. Vết sẹo trên trán đây là do tôi đâm xe (sẹo rất lớn ở trên trán - PV), còn vết sẹo bên tay trái (vết sẹo đã cũ - PV) này là do tôi dùng dao cứa. Nếu tôi cắt trúng mạch máu thì đã “đi” lâu rồi..."

Chiều ngày 5/6, sau khi bình tâm trở lại, bà Phạm Thị Thanh Ngọc (Sn 1974, Việt kiều Mỹ) - người trực tiếp liên quan đến chuyện đưa tài xế taxi nhập viện trong tình trạng khỏa thân vào lúc rạng sáng tại Hà Nội gây xôn xao vừa qua tiếp tục hẹn gặp phóng viên.

Bà cho hay, từ khi bản thân xuất hiện dày đặc trên các phương tiện thông tin, tâm trí bà đôi lúc thêm bấn loạn, hàng đêm phải phụ thuộc vào thuốc ngủ càng khiến cơ thể thêm mệt mỏi.

“Tôi đã từng tự tử. Vết sẹo trên trán đây là do tôi đâm xe (sẹo rất lớn ở trên trán - PV), còn vết sẹo bên tay trái (vết sẹo đã cũ - PV) này là do tôi dùng dao cứa. Nếu tôi cắt trúng mạch máu thì đã “đi” lâu rồi. Tôi đã sống rất khổ sở thời gian vừa qua. Tôi đã giam mình trong khách sạn, uống rượu mạnh và khóc rất nhiều, hiện tại tôi hoàn toàn bế tắc” - bà Ngọc nói. Hậu quả những lần “tự hành xác” của bà là hai vết sẹo dài trên trán do bị té trong lúc say rượu không lâu trước đó.

Quá nhiều áp lực khiến bà Ngọc nhiều lần tự tử để được giải thoát.

Theo bà Ngọc, thông tin về những bê bối tình dục đã ảnh hưởng đến bà rất nhiều. Bà phải tạm gác công việc ở Mỹ để về Việt Nam giải quyết vụ kiện liên quan đến một tờ báo được xem là viết sai về bà nhưng kết quả vẫn không thỏa đáng.

“Đi đâu người ta cũng nhận ra tôi, xì xầm bàn tán về tôi, cũng vì chuyện này mà những người thân của tôi phải khổ rất nhiều”, bà Ngọc Tâm sự. Cũng từ sức ép truyền thông, dư luận đã đẩy nữ Việt kiều này vào bế tắc và có vẻ đã ảnh hưởng đến chứng bệnh cũ liên quan đến thần kinh của bà.

Bà Ngọc kể: “Cách đây khoảng 10 năm, tôi có tiền sử về động kinh, tôi đã uống thốc ngủ, sau đó là thuốc an thần, nay thì tôi uống ít hơn. Trước đây tôi rất gầy, nhưng từ khi uống thuốc thì người tôi béo mập thế này”

Tại quầy lễ tân của khách sạn nằm trên đường Lê Thánh Tôn (Q.1, TP.HCM), sau khi nhận ra “kiều nữ Hải Dương”, có rất nhiều khách đến đây nghỉ đã cố gắng ngó xem mặt, buông lời xì xào rồi bỏ đi. Người được gọi là “kiều nữ” rơi vào cảnh thân cô thế cô, trông thật thảm hại. Bà Ngọc cho biết, hiện tại chỉ có một mình ở TP. HCM, không có ai là người thân hay quen biết. Trong thời gian đang lưu trú ở TP. HCM thì có nhiều chuyện xảy ra mà bà “không mong muốn”. Chính vì sức ép từ truyền thông, từ dư luận đã khiến bà bị suy sụp nghiêm trọng.


Bà Ngọc nhiều lúc nói và hành động bất nhất.

Có một điểm đáng lưu ý, suốt cuộc tiếp xúc với chúng tôi tại quầy lễ tân của khách sạn, bà Ngọc nói và hành động bất nhất, lúc tỉnh táo, khi thì gào khóc. Nhiều người cho rằng, bà đang bị căng thẳng nặng, dẫn đến hỗn loạn tinh thần. Khi PV đề nghị giới thiệu một số chuyên gia tâm lý để hỗ trợ tư vấn thì bà Ngọc từ chối và cho rằng bản thân hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, qua cách nói chuyện và tiếp xúc với bà, chúng tôi nhận thấy, với tâm lý không được bình thường như vậy, khó có thể chắc chắn được rằng, “kiều nữ Hải Dương” sẽ không tiếp tục gây ra những vụ việc lùm xùm liên quan đến cánh tài xế taxi.

Bác sĩ Phan Trường - công tác tại Viện Quân y 108 (Hà Nội) cho biết: “Thông qua những vụ việc mà các báo nêu, chúng tôi cho rằng, chị Ngọc bị chứng tâm thần phân liệt, dẫn đến rối loạn hành vi. Nếu mắc phải chứng này, người bệnh luôn trong trạng thái coi mình bình thường và người khác thì bất thường. Họ hoang tưởng và nghĩ trong đầu có ai đó xúi giục mình nên làm cái này, lánh cái kia. Hậu quả của căn bệnh này cũng khó lường, vì bị chứng “tự kỷ ám thị” nên luôn tiềm tàng hành vi phải chống lại, phòng bị bản thân hoặc phải thực hiện hành vi. Nếu ai đó mắc chứng bệnh này thì người thân nên đưa họ vào bệnh viện tâm thần để điều trị là tốt nhất”.

Còn theo luật sư Hoàng Cao Sang (Hội luật sư TP.HCM), “trước Tết Nguyên đán, một số tờ báo phía Bắc tố cáo bà Ngọc cưỡng hiếp nhiều tài xế taxi, bà Ngọc lúc đó ở Mỹ cho rằng báo đã dựng chuyện bôi nhọ bà ấy, nên tôi tự nguyện đứng ra giúp đỡ bà ấy về mặt pháp lý.

Khi bà ấy về Việt Nam, tôi có ra Hà Nội 2 lần để giúp bà ấy về thủ tục tố tụng. Tuy nhiên, quá trình làm việc thì tôi thấy rằng những ý định, hành động, lời nói của bà Ngọc bất nhất, hay thay đổi và có rất nhiều điều bất thường. Sau một thời gian làm việc, tôi thấy việc giúp đỡ pháp lý cho bà Ngọc không còn phù hợp, không có kết quả nên tôi tự rút lui. Hiện nay, tôi không còn liên quan gì đến vụ kiện của bà Ngọc nữa”.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày