Hầm chỉ huy tác chiến - Bộ Tổng tham mưu tại Hoàng thành Thăng Long vừa được mở cửa sáng 20/12/2012 vừa qua cho đông đảo du khách tham quan. Hầm Chỉ huy tác chiến nằm phía Tây nhà làm việc của Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu. Hầm được xây dựng ngay từ những ngày đầu Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (cuối 1964 đầu 1965). Hầm do Cục Công binh thiết kế và thi công với diện tích 64 m2, nằm trong khuôn viên Hoàng Thành Thăng Long, kết cấu nửa nổi nửa chìm bằng bê tông nguyên khối với khối lượng khoảng 1.000 m3, nóc dày 1,4 m, tường dày 40 cm. Hầm có khả năng chống được bom nguyên tử.
Phòng trực ban tác chiến rộng 34 m2, nằm ở khu vực trung tâm căn hầm
được bố trí nhiều trang thiết bị phục vụ công tác trực chiến
Hầm được thiết kế ba phòng. Căn phòng lớn nhất - Phòng trực ban tác chiến, nơi cán bộ, nhân viên làm việc 24/24 giờ, có nhiệm vụ trực tiếp trả lời Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người gọi, hỏi; theo dõi tình hình bảo vệ miền Bắc và chiến sự diễn ra trên các chiến trường Đông Dương, đề xuất với Bộ tổng Tham mưu các phương án tác chiến...và đảm nhiệm những công việc tác chiến cực kỳ quan trọng khác đối với cả nước và Hà Nội, chỉ rộng 34m2, bậu cửa, tường quét vôi ve, gạch lát nền đơn giản.
Hai phòng còn lại là phòng đặt trang thiết bị, động cơ (rộng 10 m2) gần cửa hầm ở hướng nam và phòng giao ban tác chiến (rộng 20 m2) gần cửa hầm phía đông. Dưới hầm còn lưu lại khá nhiều hiện vật, như: bàn làm việc của Bộ Tổng tham mưu, bản tiêu đồ khổ lớn để định hướng máy bay địch, những bộ điện đàm, điện thoại nối với Phủ chủ tịch, bảng thông báo tình hình máy bay địch.
Thiết bị kĩ thuật trong hầm chỉ huy tác chiến
Với vai trò là nơi đầu tiên tiếp nhận thông tin quân sự, kíp trực ban dưới hầm chỉ huy tác chiến, Bộ Tổng tham mưu, có nhiệm vụ đưa ra những phương án tác chiến bảo vệ miền Bắc, thủ đô Hà Nội, đưa ra những đề nghị xử lý tình huống tác chiến trên các chiến trường B, C, K khi đó. Do phải đảm bảo bí mật, chỉ có 3 người trong kíp trực ban mỗi ngày cùng với các tiêu đồ viên, một liên lạc viên (lo việc truyền tin, cấp dưỡng) cùng các chỉ huy cấp cao mới được phép vào hầm. Khi có tình hình khẩn cấp mới tăng cường thêm người trong kíp trực.
Khoảng 300 cán bộ, chiến sĩ từ nhiều trung đoàn chuyên môn được huy động đào, xây hầm từ cuối năm 1965 đến giữa năm 1966 thì đưa vào hoạt động. Để giữ bí mật, Bộ Tư lệnh Công binh đã được lệnh phá sập toàn bộ tầng 2 tòa nhà Cục Tác chiến để ngụy trang, che mắt máy bay do thám của địch. Dưới đống đổ nát hoang tàn đó, các cơ quan, đơn vị vẫn âm thầm hoạt động, đảm bảo hoàn toàn bí mật.
Nhiều kỉ vật của các cán bộ, chiến sĩ từng công tác tại
hầm chỉ huy tác chiến được lưu giữ và trưng bày tại đây
Nhiều tấm bản đồ, tranh ảnh kỉ niệm được bố trí bên trong căn hầm
Cửa phía sau của căn hầm dưới lòng đất. Lối đi lên có bậc tam cấp
Căn hầm xây dựng dưới lòng đất nên có hệ thống thoát hơi tự động
Buồng trực ban
Điện thoại, đàm, các thiết bị thu sóng và phát thông tin được trang bị đày đủ trong các buồng trực banThùng lọc khí, lọc bụi được thiết kế ở một phòng riêng biệt
Tường được ốp gỗ phía ngoài
Hệ thống máy móc đảm bảo việc lọc bụi, lọc khí cho căn hầm dưới lòng đất
Phòng trực ban tác chiến, nơi bàn bạc, tiếp nhận thông tin và chỉ huy tác chiến
Kỉ vật của các cựu binh được lưu giữ trang trọng
Tâm gỗ lớn cách âm, cách nhiệt
Nút ấn báo động khi xảy ra sự cố dưới hầm bí mật
Lối vào hầm chỉ huy tác chiến dưới lòng đất
Bên ngoài hầm chỉ huy tác chiến dưới Hoàng Thành Thăng Long