Quyền được chết là một thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ về quyền lựa chọn của con người khi tìm đến cái chết một cách tự nguyện nhằm giải thoát khỏi đau khổ, bệnh tật hoặc các lý do khác. Những người thành niên thường tìm đến phương pháp trợ tử để giải thoát những đau đớn về thể chất hoặc tinh thần kéo dài mà họ phải chịu đựng.
Thụy Sĩ là một trong số ít các quốc gia hợp pháp hóa phương pháp trợ tử này. Đặc biệt hơn, khi quốc gia này còn chấp nhận thực hiện phương pháp trợ tử cho các bệnh nhân nước ngoài.
Để hiểu hơn về công việc của các bác sĩ trợ tử, nhiếp ảnh gia Sergio Ramazzotti đã ghi lại một ngày làm việc của bác sĩ Erika Preisig, một bác sĩ tại Basel, Thụy Sĩ với nhiều năm gắn bó công việc có phần đáng sợ này. Mỗi năm, cô cùng đồng nghiệp thực hiện trợ tử cho khoảng 200 người. Dù việc làm của những bác sĩ trợ tử hoàn toàn do ý nguyện của bệnh nhân, tuy nhiên, nhiều người dân vẫn thường gọi họ bằng cái tên "Thần chết".
Mỗi khi bác sĩ Erika Preisig hỏi tên tuổi và ngày sinh của bệnh nhân muốn thực hiện trợ tử, điều đó có nghĩa là khoảng cách đến với thế giới bên kia của họ lại càng ngắn ngủi. Chỉ 30 giây sau khi được tiêm thuốc, bệnh nhân sẽ dần chìm vào giấc ngủ ngàn thu mà không hề cảm thấy đau đớn. Là một bác sỹ gắn bó nhiều năm với công việc này, bác sỹ Preisig đã từng thực hiện các ca trợ tử cho nhiều bệnh nhân, trong số đó có cả những người nước ngoài.
Nữ bác sĩ Erika Preisig cầm chiếc lọ đựng tro cốt của 1 bệnh nhân mà cô vừa thực hiện trợ tử vào 1 ngày mùa Đông năm ngoái. Bệnh nhân không có người thân, gia đình; Bởi vậy, ông mong muốn bác sỹ Preisig rải tro cốt của mình bên bờ sông dưới chân núi vào mùa Hè năm sau. Chính vì thế, suốt thời gian dài, cô đã giữ chiếc lọ đựng tro cốt này tại nhà riêng.
Bác sĩ Erika Preisig ra ngoài vào sáng sớm để đi dạo cùng chú chó cưng.
Vẻ thong dong, thư thái của cô giữa đường phố vắng vẻ.
Trên đường đi làm hoặc về nhà, bác sỹ Preisig lại nghiên cứu các bản đăng ký trợ tử của bệnh nhân.
Công việc yêu thích của nữ bác sĩ là làm vườn.
Vào thời gian rảnh, cô thường về nhà mẹ chồng để nghỉ ngơi.
Cô Preisig vui chơi cùng gia đình bên ngoài sân cỏ.
Giây phút thoải mái, thư thái bên thác nước Rheinfall.
Vào mỗi ngày Chủ nhật, nữ bác sĩ mới có thời gian nghỉ ngơi và nói chuyện với 2 cậu con trai và 1 cô con gái tại nhà.
Sau những giây phút thanh bình bên gia đình, nữ bác sĩ lại bắt đầu đối mặt với những ca bệnh nhân đáng thương. Cô làm việc vô cùng chăm chỉ và tận tâm.
Căn phòng nơi diễn ra các ca trợ tử ở Basel.
Phòng tắm bên trong căn phòng trợ tử.
Nữ bác sĩ gặp gỡ bệnh nhân muốn thực hiện phương pháp trợ tử. Một ngày sau, bệnh nhân này sẽ được tiêm thuốc để vĩnh viễn bước chân sang thế giới bên kia.
2 người cùng thảo luận và ký kết vào những hồ sơ cuối cùng trước khi thực hiện phương pháp trợ tử.
Nam bệnh nhân bước đi những bước đi cuối cùng của cuộc đời trên con đường Basley cổ kính.
2 người cùng nhau tâm sự và chia sẻ về những cảm xúc cuộc đời.
Sáng hôm sau, cô Preisig rời khỏi nhà để đi đến căn phòng trợ tử. Trong chiếc cặp, nữ bác sĩ đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để giúp đỡ các bệnh nhân yên nghỉ nhẹ nhàng.
Vẻ mặt trầm ngâm trên đoạn đường từ nhà đến căn phòng trợ tử. Dù đã trợ tử cho nhiều bệnh nhân trong suốt những năm qua, thế nhưng, cảm giác phải kết thúc cuộc sống cho những bệnh nhân xấu số quả thực vẫn rất ám ảnh và đáng sợ.
Cô đi bộ về phía căn phòng trợ tử. Chỉ vài phút nữa thôi, nữ bác sĩ sẽ phải nói lời tạm biệt mãi mãi với 1 bệnh nhân đáng thương.
Cô chuẩn bị các công cụ và thuốc để tiến hành trợ tử.
Cô thường có thói quen đến sớm để chờ đợi bệnh nhân của mình. Trên mặt bàn, nữ bác sĩ đã xếp đầy đủ giấy tờ cam kết thực hiện phương pháp trợ tử của bệnh nhân. Những bản cam kết này sau đó sẽ được chuyển cho cảnh sát và công tố viên.
Cô Preisig chuẩn bị trước khi bệnh nhân tới.
Phía bên ngoài, nam bệnh nhân đã tới. Giây phút đặt chân tới ngưỡng cửa tử thần thật sự quá khó khăn.
Chiếc va li đựng thuốc và dụng cụ trợ tử của nữ bác sỹ Preisig.Nữ bác sĩ cùng anh trai Ruedi bắt đầu đưa ống dẫn vào người bệnh nhân.
Anh trai của nữ bác sĩ đang chụp lại quy trình trợ tử theo yêu cầu của bộ luật Thụy Sĩ.
Cô Preisig trò chuyện với bệnh nhân những câu cuối cùng. Chỉ trong vài giây nữa, khi nữ bác sỹ mở van chỉnh để thuốc truyền vào người, bệnh nhân sẽ tử vong.
Cái nắm tay tạm biệt và ánh mắt cảm thông, chia xa của nữ bác sĩ dành cho người đàn ông bệnh tật.
Vài phút sau khi thuốc ngấm vào người, nạn nhân đã ra đi mãi mãi.
Trước khi gọi công an, cô Preisig tiến hành kiểm tra lần cuối cùng.
Những loại thuốc được dùng để thực hiện phương pháp trợ tử. Chỉ bác sĩ mới có quyền được sử dụng loại thuốc này.
Thi thể nạn nhân nằm dưới nền nhà, bên cạnh cây nến đã được thắp sáng.
Xe tang được sử dụng để đưa thi thể bệnh nhân tới nhà hỏa táng.
Nữ bác sĩ đứng cạnh xác bệnh nhân, vài phút trước khi thi thể của ông được đưa vào quan tài.
2 người trầm ngâm đứng bên thi thể bệnh nhân.
Cô Preisis đang có mặt tại 1 thung lũng. Trên lưng cô mang theo 2 lọ tro cốt của các bệnh nhân từng được cô thực hiện trợ tử.
Theo ý nguyện của các bệnh nhân, cô đã đem và rắc tro cốt của họ tại đây.
Sau những ngày làm việc căng thẳng, cô trở về nhà khi trời đã tối mịt...
.. và tận hưởng giây phút hạnh phúc bên chồng.