Abhijit và Esther, hai giáo sư kinh tế tại trường Đại học MIT (Mỹ) đã đến thăm 18 khu vực tập trung nhiều người nghèo nhất trên thế giới. Họ phát hiện ra nhiều điều thú vị:
Ví dụ, những gia đình nghèo này không đủ ăn nhưng vẫn phải mua tivi và nhà cửa thì đầy ắp đồ lặt vặt.
Ví dụ, giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình thường đi kèm với những cuộc cãi vã và bạo hành không ngừng.
Hai giáo sư kinh tế đã nói trong 1 cuốn sách của mình: Nghèo không chỉ là trạng thái vật chất mà còn là trạng thái tinh thần và trạng thái sống.
Từ mức sống đến mức độ tinh thần, nếu nhà đầy rác thì gia đình sẽ không bao giờ trở nên giàu có.
Tạp chí The Atlantic Monthly nổi tiếng của Mỹ từng đăng một bài viết với nội dung như sau: Trong xã hội ngày càng càng có nhiều hàng hóa nhưng lại xuất hiện tình trạng sau:
Nhóm thu nhập thấp thích tiêu tiền vào những thứ không quan trọng như túi xách, quần áo, sản phẩm điện tử,... Nhóm thu nhập cao dành phần lớn chi tiêu của họ cho những thứ có giá trị hơn, chẳng hạn như các bài tập thể dục, học MBA và bài giảng có trả phí.
Cuối cùng, bài viết chỉ ra rằng trong thời đại vật chất, điều quyết định một người giàu hay nghèo không còn nằm ở khả năng kiếm tiền mà phụ thuộc nhiều hơn vào cách họ tiêu dùng.
Đối với người bình thường, mỗi khoản tiền tiết kiệm được đều là đồng vốn cho thành công trong tương lai. Nếu chỉ biết tiêu tiền vào món đồ không đem lại giá trị, bạn sẽ chỉ càng tích thêm "rác vật chất" ở nhà, khiến bản thân ngày càng nghèo đi.
Một nhà văn người Trung Quốc từng kể về cặp đôi mà anh ta biết: Đôi vợ chồng đều là những người thuộc tầng lớp lao động bình thường, thu nhập chỉ đủ trang trải chi phí sinh hoạt. Nhưng họ không bao giờ lên kế hoạch chi tiêu mà còn lạm dụng thẻ tín dụng.
Người chồng nhìn thấy đồng nghiệp mua ô tô giá tầm trung nên cũng học hỏi và mang về nhà một chiếc. Còn vợ mỗi lần đi mua sắm là xách hàng đống túi to, túi nhỏ về nhà. Vừa bước đến cửa nhà họ, trong tủ giày có hàng chục đôi nằm rải rác, còn tủ quần áo chứa nhiều túi xách màu sắc khác nhau.
Nhà văn kia từng khuyên bạn mình một cách khéo léo: Anh nên tiêu tiền vào thời điểm hợp lý, có thời gian thì tranh thủ tiết kiệm. Nếu không biến cố đến sẽ không thể xoảy xở.
Cặp vợ chồng không nghe mà vẫn tiêu tiền một cách xa hoa. Sau đó, vào cuối năm ngoái, người chồng bị sa thải. Đúng lúc này, người già trong nhà còn phải chịu một số biến chứng do bệnh cúm. Chi phí y tế tăng cao khiến cặp đôi càng khốn khổ.
Trong khoảng thời gian này, hai vợ chồng này ngày nào cũng thở dài và tiếc nuối vì đã không để lại một khoản tiền tiết kiệm cho những ngày mưa gió ập đến.
Khi chúng ta mua đồ, sức lực và tiền bạc cũng bị chúng chiếm giữ. Chỉ bằng cách giảm mức tiêu dùng, bạn mới có thể nâng cấp cuộc sống của mình. Dưới tác động của chủ nghĩa duy vật, việc kiềm chế ham muốn tiêu dùng là việc làm quan trọng nhất mà một người bình thường có thể làm để vươn lên số phận.
Trong cuốn sách The Family Crucible, nhân vật chính Caroline luôn la mắng các thành viên trong gia đình vì những chuyện nhỏ nhặt. Con gái làm bừa bộn phòng, con trai quên sách giáo khoa ở trường hoặc chồng đi làm về quá muộn - bà sẽ mắng thẳng mặt họ.
Một lần, khi đang chuẩn bị bữa tối ở nhà, bà lớn tiếng gọi người nhà đến giúp đỡ. Khi đó, chỉ có cô con gái đến bày biện dụng cụ ăn uống nhưng thay vì khen ngợi, bà giận dữ hét lên: "Con chỉ làm được một việc nhỏ như vậy thôi sao?".
Con gái bà cảm thấy khó chịu và đã cãi lại mẹ. Sau đó bà không ngừng mắng con gái vì không tôn trọng mình. Người chồng lên tiếng bảo vệ con thì Caroline chỉ trích: "Tất cả là lỗi của anh vì đã quá nuông chiều nó".
Cô con gái giận dữ bỏ nhà đi, chồng và con trai thì không còn muốn nói chuyện với Caroline nữa. Cuối cùng, gia đình bất an, toàn bộ của cải bị mất.
Nếu các thành viên không thể cùng nhau làm việc theo một hướng và có sợi dây gắn kết, gia đình khó phát triển bền vững. Gia đình nào muốn êm ấm thì trước hết phải dọn sạch rác rưởi tình cảm trong nhà.
Trong chuyến du lịch, tôi từng đi ngang qua một cửa hàng cá viên đang kinh doanh rất tốt. Mỗi ngày, có nhiều người xếp hàng hơn chục mét để mua cá viên của gia đình. Tôi tò mò đi vào cửa hàng quan sát, nhận thấy mọi thành viên trong gia đình này đều có thể dành cho nhau những giá trị tinh thần tốt đẹp.
Đứa nhỏ làm vỡ bát đũa, ông chủ vội vàng nói là bất cẩn, bà chủ nói rằng có thể ai đó đã đã đặt nhầm chỗ. Cụ già hơn 70 tuổi cũng vội vàng chạy tới hỏi mình có thể giúp được việc gì không. Từ chi tiết này, tôi hiểu tại sao việc kinh doanh của cửa hàng này lại phát đạt đến vậy.
Nhiều khi, sự nghèo khó của một gia đình bắt nguồn từ những mâu thuẫn nội bộ, Nếu các thành viên có thể cùng đứng trên một con thuyền, ít phàn nàn và động viên nhiều hơn thì họ có thể làm giàu dù xuất phát điểm có nghèo đến đâu.
Trước đây, trên diễn đàn Zhihu, một người đã bày tỏ quan điểm: "Gia đình nghèo chỉ là bãi rác".
Anh ấy kể rằng mẹ suốt ngày nói xấu sau lưng về gia đình nhà người khác, hoặc buôn những chuyện tầm thường của hàng xóm. Những lời chê bai của mẹ khiến anh cảm thấy rằng đó là tất cả những gì cuộc sống mang lại. Còn cha anh là một người đàn ông hay phàn nàn và thích chửi thề.
Trải nghiệm của cư dân mạng này khiến tôi nhớ đến câu chuyện của nhà thơ Dương Giáng. Bà từng kể lại tuổi thơ của mình trong bài thơ Nhớ Cha. Cha bà là luật sư, và ông không ngại giải thích chi tiết những câu chuyện đi làm với con gái, chẳng hạn như tại sao vụ án xảy ra, ai là người có liên quan,... Khi đó, Dương Giáng và cha sẽ cùng nhau phân tích và thảo luận các vấn đề.
Cha bà cũng thường trao đổi với con gái kiến thức văn học, đôi khi còn đọc những bài thơ cổ và kể cho con nghe những phong tục văn hoá trên khắp thế giới. Đối với Dương Giáng, nhà cũng là nơi học tập tốt. Nhà là một ngôi trường khác.
Mỗi phụ huynh đều là một giáo viên. Những chủ đề và quan điểm bạn thảo luận ở nhà sẽ ảnh hưởng một cách tinh tế đến những người xung quanh, đặc biệt là con bạn.
Trong khi nhiều gia đình trao đổi với những thông tin tiêu cực, thì có những nhà lại thường xuyên cùng nhau thảo luận câu chuyện có giá trị, cùng nhau tiến bộ. Nếu tất cả thông tin được tạo ra ở nhà đều là rác thông tin, thì các thành viên sẽ khó đạt được tiến bộ hay phát triển.
Nguồn: Toutiao