Vụ 27 xác ướp "không phải người" trong sa mạc: Tiết lộ mặt trái đầy đen tối của lịch sử nhân loại

J.D, Theo Trí Thức Trẻ 09:35 04/04/2021
Chia sẻ

Vẹt không phải loài sống trong sa mạc, vậy tại sao chúng lại ở đó?

Sa mạc lớn nhất thế giới? Hãy gọi tên Sahara. Nhưng nếu phải tìm sa mạc khô cằn nhất, danh hiệu ấy thuộc về sa mạc Atacama của Chile. Chính bởi sự khô cằn này mà bên trong sa mạc Atacama đầy rẫy những bí ẩn, và đôi khi là những sự thật hết sức đen tối.

Được ghi danh vào kỷ lục Guinness là sa mạc khô cằn nhất, Atacama có môi trường vốn không dành cho con người sinh sống. Vậy mà người xưa vẫn có những bộ tộc sống ở đó, và họ phải trao đổi tất cả mọi thứ có thể để tồn tại. Chỉ là với một môi trường như thế, việc tìm ra những món đồ lông vũ sặc sỡ của loài chim là điều không tưởng. Nhưng nó lại tồn tại! Thậm chí còn là một biểu tượng của nền văn hóa Nam Mỹ thời kỳ tiền Columbus.

Vụ 27 xác ướp không phải người trong sa mạc: Tiết lộ mặt trái đầy đen tối của lịch sử nhân loại - Ảnh 1.

Jose Capriles - nhà khảo cổ từ ĐH Bang Pennsylvania cùng với mẹ của mình - bà Eliana Flores Bedregal, cũng là một nhà khảo cổ, đã đi tìm bí ẩn đằng sau hàng tá xác ướp vẹt được tìm thấy tại sa mạc Atacama. Tổng cộng, số vẹt này bắt nguồn từ ít nhất 6 loài, có niên đại từ năm 1100 - 1450.

"Những loài chim nhiệt đới từng là biểu tượng kinh tế, xã hội và tín ngưỡng của người bản địa thời kỳ tiền Columbus. Tại núi Andes (Nam Mỹ), những mẫu vải vóc được tạo từ lông vẹt rất được người xưa xem trọng."

Tuy nhiên, những cái xác còn chỉ ra một sự thật khá đen tối, bởi lẽ các loài chim như vậy không thuộc về sa mạc này. Chúng được mang đến đây từ những khu rừng mưa nhiệt đới, và theo Capriles, cuộc sống của chúng chắc chắn không hạnh phúc. Chúng bị nuôi nhốt để lấy lông, và bộ lông ấy bị nhổ trụi ngay sau khi mọc lên.

Vụ 27 xác ướp không phải người trong sa mạc: Tiết lộ mặt trái đầy đen tối của lịch sử nhân loại - Ảnh 2.

Đôi khi, những sợi lông ấy được nhổ sẵn rồi chuyển đến Andes qua những chuyến hàng đặc biệt, nhưng cái xác của 27 con vẹt cho thấy một sự thật rằng nhiều con đã được mang tới đây, chỉ để nuôi lấy lông.

Hầu hết các xác ướp trong nghiên cứu được lấy từ khu vực khảo cổ có tên Pica 8 thuộc sa mạc Atacama. Trước kia, người xưa đã chôn số vẹt này cùng với thi thể người chết, với đuôi thường bị cắt bỏ. Đôi khi, chúng được sắp xếp với tư thế hết sức cầu kỳ: mỏ mở ra, lưỡi thè, có lẽ với mục đích mô phỏng khả năng nhại lại âm thanh của con người. Một số có cánh rộng mở, dường như để có thể bay mãi mãi sau khi sang thế giới bên kia.

Vụ 27 xác ướp không phải người trong sa mạc: Tiết lộ mặt trái đầy đen tối của lịch sử nhân loại - Ảnh 3.

Tuy nhiên khi xem xét những cái xác này, họ nhận ra rằng lúc còn sống, lũ vẹt có thể đã bị gãy cánh, trong khi chân bị trói khá chặt. Một số khác thì được chăm sóc kỹ hơn: như bấm móng hoặc bấm mỏ.

Có một điều chắc chắn rằng những chú vẹt ấy không thể là loài bản địa của sa mạc này, và quá trình vận chuyển chúng đến đây không dễ. Hành trình từ Amazon tới Atacama thời xưa có thể mất nhiều tháng, dù cũng có khả năng chúng được bắt ở địa điểm gần hơn. Một khi tới đây, lũ vẹt sẽ trở thành những vật nuôi có giá trị, nhưng cũng bị tra tấn rất nhiều vì bộ lông thương hiệu của chúng.

Nghiên cứu được công bố trên PNAS.

Nguồn: Science Alert, LiveScience

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày