ViruSs phải nộp những khoản thuế nào khi KIẾM TIỀN từ drama tình ái?

Minh Ngọc, Theo Đời sống pháp luật 19:43 30/03/2025
Chia sẻ

Sau livestream tối 28/3, ViruSs đã có thêm 629 người đăng ký mới, nâng lên tổng cộng 4283 người đăng ký. Như vậy nếu tính riêng tối 28/3, số tiền mà cư dân mạng bỏ ra để đối chất với ViruSs dao động từ gần 82 - 97,5 triệu đồng.

Khoảng hơn 10 ngày trôi qua, ViruSs đã có 3 lần livestream vào rạng sáng 21/3, trưa 21/3 và mới nhất là tối 28/3 vừa qua. Trong cả 3 lần này, nam streamer đều bật tính năng hạn chế bình luận, chỉ người đóng tiền mới được đối chất.

Theo tìm hiểu, mức phí đăng ký LIVE mà nền tảng ViruSs livestream đưa ra là 155.000 VNĐ/ tháng. Hiện tại người đăng ký mới đang có ưu đãi nên còn 130.000 - 135.000 VNĐ/ tháng. Gói đăng ký này sẽ được gia hạn hàng tháng.

Sau livestream tối 28/3, ViruSs đã có thêm 629 người đăng ký mới, nâng lên tổng cộng 4283 người đăng ký. Như vậy nếu tính riêng tối 28/3, số tiền mà cư dân mạng bỏ ra để đối chất với ViruSs dao động từ gần 82 - 97,5 triệu đồng. Nếu lấy trung bình mức phí là 135.000 VNĐ/tháng và tất cả netizen đăng ký để đối chất sau ồn ào tình ái của ViruSs thì con số không hề nhỏ là hơn 578 triệu đồng.

Song nền tảng không công bố mình thu phí bao nhiêu và nhà sáng tạo nội dung sẽ nhận được bao nhiêu % trong số tiền đăng ký này. Vì vậy chưa rõ ViruSs sẽ nhận được bao nhiêu trong số hơn 578 triệu đồng này.

Trao đổi với chúng tôi, Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng VP luật Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết một sỗ quy định đối tượng áp dụng thuế TNCN, GTGT và quản lý thuế.

ViruSs phải nộp những khoản thuế nào khi KIẾM TIỀN từ drama tình ái?- Ảnh 1.

Tối 28/3, chi phí để thành người đăng ký trên kênh của ViruSs là 130.000 VNĐ, trước đó là 135.000 VNĐ

ViruSs Có Phải Nộp Thuế Không?

Luật sư Diệp Năng Bình cho biết, Điểm đ Điều 2 Thông tư 40/2021/TT-BTC có quy định đối tượng áp dụng thuế TNCN, GTGT và quản lý thuế như sau: “Hoạt động thương mại điện tử, bao gồm cả trường hợp cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử.”.

Như vậy cá nhân là Tiktoker hoặc Youtuber có thu nhập trên nền tảng Youtube, Tiktok (thu nhâp từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số) thì phải khai, nộp thuế GTGT và thuế TNCN theo quy định. Nếu tổng thu nhập từ hoạt động này vượt 100 triệu đồng/năm, ViruSs có thể phải chịu gồm:
Thuế TNCN 2% (nếu kê khai theo diện cá nhân kinh doanh).
Thuế VAT 5% (nếu bị xác định là cung cấp dịch vụ có doanh thu chịu thuế).

Thuế áp dụng cho khoản tiền từ phí đăng ký bình luận

Chính sách trả phí để được bình luận đang được hiểu là chính sách của Tiktok. Vậy nếu Tiktoker bật chức năng này khi livestream thì số tiền thu được từ việc đăng ký này sẽ là khoản thu vào túi nền tảng Tiktok hay Tiktoker. Từ đó mới có thể xác định thu nhập và đối tượng chịu thuế.

Thuế áp dụng cho quà tặng trên livestream

Theo quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC thì những thu nhập từ quà tặng sau phải tính thuế: quà tặng là chứng khoán; quà tặng là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh; quà tặng là bất động sản; các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng.

Bản chất các quà tặng mà ViruSs nhận được khi livestream như Hoa hồng, Kem ốc quế, TikTok Universe hay Sư Tử về mặt bản chất có thể được quy đổi thành tiền mặt. Loại quà tặng này lại không yêu cầu không đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.

Hiện nay chưa có quy định tính thuế thu nhập cá nhân với những món quà tặng, biếu quà tặng không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. Như vậy, người hâm mộ đã được tặng quà không phải kê khai và thuế phụ.

ViruSs phải nộp những khoản thuế nào khi KIẾM TIỀN từ drama tình ái?- Ảnh 2.

ViruSs và lượng người đăng ký bình luận trên kênh của anh chàng

Việc Kiếm Tiền Từ Drama Có Vi Phạm Luật Không?

Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về việc kiếm tiền từ drama trên mạng xã hội. Tuy nhiên, có một số điều khoản liên quan có thể áp dụng nếu:

Có dấu hiệu "lợi dụng mạng xã hội để trục lợi"

Theo luất sư, nếu livestream của ViruSs bị xác định có hành vi bóp méo sự thật, tung tin thất thiệt, hoặc kích động dư luận để thu lợi, cơ quan chức năng có thể xem xét xử lý theo Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (xử phạt vi phạm về sử dụng mạng xã hội).
Mức phạt hành chính từ 5 - 20 triệu đồng nếu nội dung gây ảnh hưởng xấu đến cá nhân/tổ chức khác.

Việc nhận donate & quà tặng có vi phạm không?

Donate là hành vi tự nguyện nên về bản chất không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, nếu có khiếu nại từ người dùng về việc bị ép trả phí để đối chất, cơ quan quản lý có thể xem xét các quy định liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng.

Cơ Quan Thuế Có Thể Vào Cuộc

Luật sư cho biết, với số tiền lớn từ livestream, khả năng cơ quan thuế vào cuộc hoàn toàn có thể xảy ra.

Các yếu tố khiến ViruSs có thể bị rà soát gồm:
Số tiền thu được quá lớn & có tính thường xuyên.
Nhận tiền qua nền tảng có thể bị kiểm soát giao dịch (TikTok có thể cung cấp dữ liệu cho cơ quan thuế).
Tranh cãi trên mạng xã hội khiến cơ quan chức năng chú ý.
Có thể bị tố cáo hoặc kiểm tra đột xuất (nếu có khiếu nại về thuế).

Nếu bị kiểm tra và phát hiện chưa kê khai thuế đúng quy định, ViruSs có thể bị:
- Truy thu thuế thiếu & phạt chậm nộp.
- Phạt hành chính từ 20 - 25% số thuế thiếu (theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP).
- Nếu trốn thuế nghiêm trọng, có thể bị xử lý hình sự (Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015).

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày