Về xứ võ Bình Định thưởng thức bánh dây dân dã, đã ăn là khó dừng đũa

Nguyên Nguyên (Tổng hợp), Theo VTC 14:57 28/08/2023
Chia sẻ

Một khi đã đến Bồng Sơn (Bình Định), có món bánh mà nhất định phải thử đó chính là bánh dây.

Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng đây là món bún bởi vẻ ngoài là những sợi bánh dài, vàng nhạt dính với nhau. Cũng bởi vậy mà bánh còn có tên gọi khác là bún dây, đây là đặc sản của thị trấn Bồng Sơn, Hoài Nhơn, Bình Định.

Về xứ võ Bình Định thưởng thức bánh dây dân dã, đã ăn là khó dừng đũa - Ảnh 1.

Ảnh: Internet

Mặc dù được làm từ gạo, nhưng hương vị của bánh dây lại gần như khác hẳn so với các loại bánh khác. Gạo được sử dụng để làm bánh dây phải là gạo lúa cũ - loại gạo xay bởi lúa được thu hoạch từ nhiều tháng trước. Loại gạo này sẽ giúp sợi bánh có vị dai đặc trưng. Sau khi được vo sạch, người ta đem gạo ngâm với nước tro củi trong 6 tiếng đồng hồ. Gạo ngâm xong thì vớt ra rổ tre, để cho thật ráo nước rồi đem đi xay bằng cối đá.

Tiếp đó, gạo sẽ được đem xay thành bột và hấp chín, đến khi đặc lại thì ngắt thành miếng nhỏ, cho vào khuôn ép thành sợi. Cái tên bánh dây cũng từ công đoạn này mà ra. Những sợi bánh này lại được đem đi hấp cách thủy một lần nữa cho chín đều. Thành phẩm đạt chất lượng là những sợi bánh màu vàng nhạt rất đẹp mắt dính với nhau.

Về xứ võ Bình Định thưởng thức bánh dây dân dã, đã ăn là khó dừng đũa - Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Về xứ võ Bình Định thưởng thức bánh dây dân dã, đã ăn là khó dừng đũa - Ảnh 3.

Ảnh: Internet

Ở Bồng Sơn, bún dây thường được được dùng làm bữa sáng. Bánh dây sẽ được người bán xé rời, ngắn thành từng đoạn ngắn rồi xếp lên đĩa, thoa chút ít dầu hẹ để bánh không bị khô. Sau đó rắc thêm ít đậu phộng rang giã nhỏ, rưới vài muỗm nước mắm chanh tỏi ớt cho đĩa bánh thêm đậm đà. Khi ăn bánh dây, người ta thường ăn kèm thêm rau sống như giá đỗ, xà lách, rau thơm, diếp cá... Tất cả tạo thành một hỗn hợp có hương vị tuyệt vời.

Về xứ võ Bình Định thưởng thức bánh dây dân dã, đã ăn là khó dừng đũa - Ảnh 4.

Ảnh: Internet

Sợi bánh dai dai, hòa cùng nước mắm vị ngọt ngọt, mặn mặn, thêm mùi thơm của các loại rau sống, chút bùi bùi của đậu phộng, chỉ vậy thôi đã có một món bánh dân dã và ngon miệng, khiến người ăn không muốn dừng đũa.


TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày