Vật dụng trong bếp nhà nào cũng có ít nhất một cái, càng ngâm nước lâu càng chóng hỏng, nhanh mòn

Thu Phương, Theo Trí Thức Trẻ 13:58 08/09/2023
Chia sẻ

Thói quen của nhiều người dùng khi vệ sinh các vật dụng nhà bếp là ngâm càng lâu trong nước càng tốt, tuy nhiên có một thứ là ngoại lệ.

Khi vệ sinh đa phần các vật dụng trong nhà nói chung, hay các vật dụng nhà bếp, liên quan đến việc nấu nướng nói riêng như bát đĩa, nồi niêu, xoong chảo, nhiều người dùng sẽ thực hiện bước đầu tiên đó là ngâm các vật dụng này thật lâu trong nước.

Việc ngâm các đồ dùng trong nước cùng với xà phòng được cho là sẽ giúp các chất bẩn bám dính trên đồ dùng, đặc biệt là các vết bẩn liên quan đến dầu mỡ, thức ăn mềm ra. Từ đó công việc vệ sinh sau của người dùng sẽ được dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian và công sức hơn.

Tuy phù hợp với hầu hết các đồ dùng, vật dụng, song có một thứ được xem là ngoại lệ, không nên áp dụng phương pháp làm sạch trên. Đây cũng là một vật dụng quen thuộc trong nhà bếp mà gia đình nào cũng phải sở hữu ít nhất 1 cái. Đó chính là dao.

Vật dụng trong bếp nhà nào cũng có ít nhất một cái, càng ngâm nước lâu càng chóng hỏng, nhanh mòn - Ảnh 1.

Dao là vật dụng hiếm hoi trong bếp được khuyến cáo không nên ngâm lâu trong nước (Ảnh minh họa)

Vì sao không nên ngâm dao trong nước?

Dao là vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình và gần như được sử dụng mỗi ngày. Cấu tạo cơ bản của một con dao sẽ bao gồm phần lưỡi dao và phần tay cầm. Nếu như phần tay cầm có thể linh động, làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, nhựa hay cao su, thì phần lưỡi dao thường chỉ làm bằng một nhóm chất liệu, đó là kim loại: Sắt hoặt thép.

Đây là những chất liệu rất dễ bị ăn mòn, hoặc gỉ sét, tiếp xúc lâu với nước hay các thực phẩm chứa axit sẽ gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ cũng như chính tuổi thọ, độ hiệu quả của lưỡi dao. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng người dùng không nên ngâm dao quá lâu trong nước, hoặc tốt hơn hết là hạn chế việc ngâm dao. Điều này đúng với cả nước lạnh và nước nóng.

Các chuyên gia trên trang Santouknives.uk nói thêm, nước quá nóng có thể khiến kim loại bị nứt các vết có kích thước cực kỳ nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy. Để đảm bảo chất lượng cho lưỡi dao, không nên rửa dao với nước nóng.

Vật dụng trong bếp nhà nào cũng có ít nhất một cái, càng ngâm nước lâu càng chóng hỏng, nhanh mòn - Ảnh 2.

Lưỡi dao có thể bị gỉ sét, bị ăn mòn nhanh do ngâm lâu trong nước và xà phòng (Ảnh minh họa)

Đồng nghĩa với việc này đó là người dùng cũng không nên cho dao vào máy rửa bát. Máy rửa bát sử dụng nước nóng và hơi nóng bên trong thiết bị để làm sạch các vật dụng. Nhiệt độ này có thể lớn hơn nhiều so với nhiệt độ nước ở vòi nước thông thường, dẫn tới khả năng ăn mòn dao sẽ còn cao hơn.

Ngoài ra, những tia nước có áp suất cao trong máy rửa bát cũng không tốt cho dao. Sự va đập mạnh giữa dao và các tia nước, hay với cả những vật dụng khác trong máy rửa bát cũng có thể dẫn đến việc lưỡi dao nhanh cùn và hư hỏng. Nếu con dao có phần tay cầm bằng gỗ, thì phần tay cầm này cũng có thể bị nứt hay cong vênh khi cho vào máy rửa bát.

Đối với những con dao thực sự đang phải chịu sự "đeo bám" của các vết bẩn cứng đầu, vết bẩn từ thức ăn đã bị khô, bám chặt trên lưỡi dao, khiến người dùng bắt buộc phải ngâm nó, hãy chỉ dâm tối đa trong 1-2 phút. Hoặc sử dụng một tấm vải thấm nước, đặt lên phần có vết bẩn cứng đầu thay vì toàn bộ lưỡi dao.

Vật dụng trong bếp nhà nào cũng có ít nhất một cái, càng ngâm nước lâu càng chóng hỏng, nhanh mòn - Ảnh 3.

Không nên rửa dao trong máy rửa bát (Ảnh minh họa)

Những lưu ý khác khi sử dụng và vệ sinh dao

Bên cạnh việc hạn chế ngâm lâu trong nước hay đặc biệt là rửa, ngâm với nước nóng, dưới đây cũng là một số lưu khác được đưa ra để người dùng sử dụng cũng như tiến hành vệ sinh dao hiệu quả hơn, an toàn hơn.

1. Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ để vệ sinh dao

Vì phần lưỡi dao dễ bị ăn mòn khi tiếp xúc với nước hoặc axit, bởi vậy người dùng không nên sử dụng các chất tẩy rửa có nồng độ tẩy quá mạnh để vệ sinh dao. Thay vào đó nên lựa chọn các loại nước rửa bát hay chất tẩy rửa nhẹ. Việc làm này vừa giúp vệ sinh dao hiệu quả lại giúp giữ gìn dao luôn mới đẹp, không bị gỉ sét hay xỉn màu.

Một phương pháp tự nhiên, không phải sử dụng hóa chất để vệ sinh dao cũng được nhiều người dùng áp dụng, đó chính là dùng nước vo gạo. Nước vo gạo đem lại tác dụng diệt khuẩn tốt, giữ dao được sáng bóng và hạn chế tối đa sự xuất hiện của các vết gỉ sét.

Vật dụng trong bếp nhà nào cũng có ít nhất một cái, càng ngâm nước lâu càng chóng hỏng, nhanh mòn - Ảnh 4.

Khuyến khích sử dụng các dung dịch tẩy rửa nhẹ với dao

2. Sử dụng dao đúng mục đích

Nhiều người dùng thường mặc định dao là một vật dụng để thái, cắt, băm, chặt..., và tùy ý áp dụng nó với cả thực phẩm hay những đồ dùng khác. Tuy nhiên trên thực tế, mỗi loại dao lại đảm nhận mục đích, phù hợp với từng công việc khác nhau. Ví dụ như dao gọt trái cây thường sẽ có độ mỏng, nhẹ, dao để thái thịt, chặt xương cứng thì sẽ cứng cáp, dày hơn.

Dùng sai mục đích của dao cũng sẽ khiến chúng nhanh cùn, nhanh hỏng hơn, mà đôi khi công việc mà người dùng mong muốn sẽ không thể được hoàn thành tốt nhất.

Hiện nay các chuyên gia còn khuyên rằng người dùng nên trang bị cho căn bếp nhà mình từ 3-4 con dao, phục vụ cho nhiều loại thực phẩm khác nhau, phân chia theo kiểu: Thịt sống, thịt chín, thủy hải sản, rau củ quả... Việc này vừa giúp dao hoạt động đúng nhiệm vụ, hiệu quả, lại đảm bảo vệ sinh, hạn chế việc lây nhiễm vi khuẩn chéo...

Vật dụng trong bếp nhà nào cũng có ít nhất một cái, càng ngâm nước lâu càng chóng hỏng, nhanh mòn - Ảnh 5.
Vật dụng trong bếp nhà nào cũng có ít nhất một cái, càng ngâm nước lâu càng chóng hỏng, nhanh mòn - Ảnh 6.

Nên dùng riêng biệt dao cho từng loại thực phẩm để đảm bảo hiệu quả lại vệ sinh (Ảnh minh họa)

3. Nên mài dao thường xuyên

Sau thời gian dài sử dụng, những con dao sẽ không thể tránh khỏi việc bị ăn mòn, bị cùn đi. Do đó người dùng hãy duy trì thói quen mài dào thường xuyên bằng những dụng cụ mài dao chuyên dụng, hoặc mài với đá. Có như vậy dao sẽ luôn đảm bảo được độ sắc bén.

Với những con dao đã bị gỉ sét, nếu vết gỉ sét chưa quá nghiêm trọng, người dùng có thể tham khảo các phương pháp làm sạch, tẩy vết rỉ sét bằng các nguyên liệu tự nhiên như sau:

- Dùng chanh chà xát lên vùng rỉ sét, để khoảng 10 phút rồi rửa sạch.

- Dùng khoai tây chà xát, để ngâm khoảng 5 phút rồi rửa sạch.

- Dùng baking soda chà xát, ngâm 5-7 phút rồi rửa sạch.

- Dùng gừng tươi chà xát, để 5-10 phút rồi rửa sạch.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày