Nhiều năm trước, ở Việt Nam, cách đo lường và đánh giá nghèo chủ yếu thông qua thu nhập. Đây chính là chuẩn nghèo đơn chiều. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc sử dụng tiêu chí thu nhập để đo lường cái nghèo là không đầy đủ. Vì vậy, từ năm 2015, Việt Nam đã áp dụng chuẩn nghèo đa chiều. Điều đó có nghĩa ngoài thu nhập, phải đo lường cả những mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin.
Thế nhưng ở một số địa phương, chuẩn nghèo 1 chiều vẫn được áp dụng. Từ chỗ bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, hiện nay, nhiều địa phương chỉ cần 1 chiều.
Ở xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, một gia đình có 3 con nhỏ, chồng bị gãy lưng, nhà cửa tạm bợ mà đang cận nghèo lại bị cắt suất cho người khác, những nhà có con đi học cũng phải nhường suất cho người khác.
Cả làng nháo nhác vì nghèo. Nhà có 2 con học đại học, chồng bệnh hiểm nghèo, một tay chèo chống tứ bề, thế nhưng chứng nhận hộ cận nghèo cũng không đến được với gia đình.
Theo bà Nguyễn Thị Bài, lý do không được xét vào hộ cận nghèo chỉ vì không… vay tiền. Phải vay tiền với số lượng lớn mới được ưu tiên vào hộ cận nghèo. Bởi, nghèo là để… giàu.