Tỷ phú Rockefeller nói thẳng: "Có 2 kiểu người thông minh nhất thế giới", muốn giàu, thành công thì nắm chắc 2 điều này

Minh Nguyệt, Theo Thanh niên Việt 21:53 09/09/2024
Chia sẻ

Biết cách trọng dụng trí thông minh của bản thân luôn là một bài học cần được trau dồi hàng ngày.

Ông John Davison Rockefeller Sr. là tỷ phú đầu tiên của nước Mỹ vào năm 1916. Tỷ phú Rockefeller được xem là người Mỹ giàu có nhất mọi thời đại và người giàu nhất trong lịch sử hiện đại. Ông là người đã sáng lập nên đế chế dầu mỏ lừng lẫy - Tập đoàn Standard Oil và được mệnh danh là “vua dầu mỏ”.

Công ty dầu mỏ do ông thành lập hồi đó vẫn là một trong những công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới. Vào thời kỳ đỉnh cao, ông độc quyền 80% ngành lọc dầu của Mỹ và 90% mảng kinh doanh đường ống dẫn dầu.

Gia tộc Rockefeller đã bước sang thế hệ thứ 7 với 174 người thừa kế, vẫn duy trì được khối tài sản kếch xù.

Được biết, ông Rockefeller không sinh ra trong gia đình giàu có. Ông xuất thân từ một gia đình nghèo khó. Từ nhỏ, ông đã phải vừa học vừa kiếm tiền thêm bằng nghề khuân vác và rửa bát thuê. Lớn lên trong hoàn cảnh như vậy, ngay từ khi còn nhỏ, Rockefeller đã biết cách chắt chiu, tiết kiệm và thể hiện khả năng nhạy bén với tài chính, kinh doanh.

Bill Gates, người giàu nhất thế giới, luôn coi Rockefeller là thần tượng duy nhất của mình. Ông từng nói: “Người hùng kiếm tiền trong tâm trí tôi chỉ có một cái tên và đó là Rockefeller”.

Rockefeller đã làm thế nào từ một đứa trẻ nghèo trở thành người "giàu nhất mọi thời đại"? Chúng ta có thể học được một số "bí quyết thành công" từ những lời khuyên qua 38 lá thư mà ông gửi cho con trai mình.

Tỷ phú Rockefeller nói thẳng: "Có 2 kiểu người thông minh nhất thế giới", muốn giàu, thành công thì nắm chắc 2 điều này- Ảnh 1.

Tỷ phú Rockefeller.

Trong bức thư thứ 14 Rockefeller gửi cho con trai, ông viết: “Trên thế giới chỉ có 2 kiểu người thông minh nhất. Đó là người biết trọng dụng trí thông minh của chính mình và người biết tận dụng trí thông minh của người khác”. Những người thực hiện được 2 điều này đều có thể đạt được thành công, là những nhà lãnh đạo, vị sếp giỏi, thấu hiểu lòng người.

Kiểu người đầu tiên có thể phát huy sự thông minh của bản thân một cách tối đa, kiến thức đều có thể tận dụng hết mức. Kiểu người thứ hai cần có khả năng thu phục được lòng người.

Tuy nhiên, ngay cả khi biết cách tận dụng sự thông minh của người khác, cũng không hẳn đều là người thông minh.

Nhiều nhà kinh doanh và lãnh đạo cho rằng muốn thu phục nhiên viên thì phải lãnh đạo từ trên xuống dưới khắt khe. Thực tế không phải vậy, cách làm này không chỉ không nắm bắt được lòng người mà còn có thể khiến nhân viên không có động lực làm việc. Vì tâm lý bị xem nhẹ sớm muộn cũng sẽ khiến nhân viên bị mất đi động lực. Suy cho cùng, ai cũng muốn nghe những lời khen ngợi, đặc biệt là khi đã bỏ ra nhiều công sức, họ đều mong muốn khả năng của mình được đánh giá hợp lý.

Tỷ phú Rockefeller nói thẳng: "Có 2 kiểu người thông minh nhất thế giới", muốn giàu, thành công thì nắm chắc 2 điều này- Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Những nhà quản lý, lãnh đạo hay những vị sếp có năng lực, giỏi lèo lái công ty, tổ chức đều sẽ biết nghệ thuật tôn trọng và khen ngợi nhân viên. Khi đó, họ tạo được động lực cho nhân viên phát triển năng lực, vừa có được nhân tài, vừa hoàn thành sứ mệnh của công ty.

Khi lãnh đạo có năng lực, “thấu tình đạt lý” thì đâu còn lo lắng về việc không giành được thành tựu trong công việc, quản lý và điều hành? Không ai muốn mãi theo sau một người lãnh đạo không hiểu lý lẽ, hẹp hòi và thường xuyên thiếu tôn trọng, đàn áp mình.

Người ta thường nói rằng nhất định phải có tầm nhìn xa, chỉ có cố gắng lâu dài mới có thể gặt hái thành quả lâu dài. Vậy nên nếu muốn trở thành một nhà lãnh đạo hay doanh nhân thành công, làm sao có thể nông cạn, thiển cận được? Để tạo dựng thành tựu, không thể thiếu sự giúp đỡ từ người khác. Muốn cấp dưới dốc tâm huyết làm việc để cho mình, nhưng lại không tạo điều kiện cho họ, khác gì đang nói chuyện viển vông?

Trong một bức thư gửi cho con trai, tỷ phú Rockefeller cũng dặn con về cách sử dụng trí thông minh của mình, rằng: "Một kẻ rêu rao về trí thông minh chính là kẻ ngu ngốc. Còn người biết giả ngốc mới thật sự thông minh". Không phô trương sự thông minh là tốt nhất, có như vậy thì mới tránh thu hút rắc rối, sự cạnh tranh gay gắt và tiêu cực. Thay vì "khoe khoang" sự thông minh, người thông minh thật sự biết cách âm thầm cố gắng, nâng cao năng lực để gặt hái thành tựu vẻ vang.

Dù là đối với lãnh đạo, sếp hay nhân viên hoặc những muốn phát triển bản thân giàu có, thành công hơn, biết cách trọng dụng trí thông minh của bản thân luôn là một bài học cần được trau dồi hàng ngày.

Theo Toutiao

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày