Tùng Họa Mi: Từ "gamer giao tranh hết cỡ" đến "caster sống hết mình" của Liên Quân Mobile

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 15:30 16/04/2021

Tùng nói chất giọng "họa mi" giờ đã khàn hơn nhiều, cổ họng bao lần stream 15 tiếng đến rớm máu. Nhưng nếu được chọn lại, Tùng vẫn chọn một lần sống hết cỡ với nghề caster.

Gần 1 triệu fan theo dõi fanpage - là con số gây choáng mà bình luận viên Thanh Tùng hiện đạt được. Nhiều người xem anh là "linh hồn" qua màn ảnh của các giải đấu, "người truyền lửa" trên bàn bình luận. Caster gạo cội này đã gắn bó với cộng đồng Liên Quân Mobile từ thuở sơ khai, được yêu mến không chỉ bởi lối dẫn tấu hài cực gắt, ăn nói cực lưu loát, thạo nghề cực chất, mà còn cảm phục bởi tâm huyết sống chết với nghề.

Tùng Họa Mi: Từ gamer giao tranh hết cỡ đến caster sống hết mình của Liên Quân Mobile - Ảnh 1.

Thanh Tùng bén duyên với nghề caster nhờ tài ăn nói lưu loát, lối dẫn cực gắt

Sống hết cỡ, hoặc là chết!

Cuộc đời Tùng có thể nói là một dãy biến số, đầy vất vả, lắm gian truân, nhưng anh vẫn mò mẫm dò từng bước đi. Caster sinh năm 1990 này từng làm nhân viên ngân hàng, 4 năm chôn thân xác ở nhà băng nhưng đêm về, tâm trí lại mơ làm game thủ. Để thỏa đam mê, anh từng xây cho mình thời gian biểu "quái thú" không phải người thường nào cũng chịu được: ngày làm công sở, tối try-hard đến khuya, cuối tuần thi đấu chuyên nghiệp cho JeffTeam...

Những ngày này, Tùng đang dẫn cho Đấu Trường Danh Vọng mùa Xuân 2021, song ít ai biết, mùa giải này 3 năm trước, anh từng khoác áo thi đấu "giao tranh hết cỡ" cho ProArmy 2. Cũng năm ấy, anh nhận được lời mời thử làm bình luận viên game nhờ tài dẫn lưu loát và am hiểu chuyên môn. Tùng nói về cuộc đời mình, từ gamer theo đuổi lên caster - nghề chưa từng có thời bấy giờ - là một hành trình đầy táo bạo, tự mình bươn chải, không ai dẫn dắt. Bỏ banker, rồi gamer, để làm "gã caster tay ngang", là quyết định háo thắng của tuổi trẻ hay cả tương lai, sự nghiệp, hào quang và mạo hiểm phía trước? Tùng khi ấy chưa biết, nhưng anh dám sống hết cỡ vì nó một lần.

"Sống hết cỡ, hoặc là chết!", Tùng nói về quyết định khi ấy. Vẫn là phong cách "gáy" cực gắt mấy năm về trước, nhưng Tùng hôm nay cho hay, anh đã sống vui được bằng nghề.

Tùng Họa Mi: Từ gamer giao tranh hết cỡ đến caster sống hết mình của Liên Quân Mobile - Ảnh 2.

Tùng Họa Mi luôn cháy hết mình trong công việc

Điều gì thôi thúc Tùng Họa Mi sống hết cỡ?

Từ gamer giao tranh hết cỡ đến caster sống hết mình, Tùng luôn giữ được lửa nhiệt huyết, bứt phá bản thân đến tận ngày hôm nay. Chia sẻ về hành trình thay đổi nghề nghiệp này, lý do và chìa khóa lớn nhất chính là tinh thần "sống hết cỡ, không bỏ lỡ" luôn cháy trong Tùng Họa Mi. Đó cũng là điều chàng caster này tâm đắc khi sát cánh với Castrol POWER1 đồng hành cùng Đấu Trường Danh Vọng mùa xuân 2021.

Tái xuất dẫn trận, Tùng thường xuyên cổ vũ các game thủ "Keep Fighting", không chỉ bởi đây là cụm từ chủ đề của mùa giải năm nay, mà còn là "bùa chú" tiếp năng lượng giao tranh hết cỡ cho các game thủ. Là kẻ từng trải, Tùng hiểu động lực tinh thần mà Castrol POWER1 đem đến, cũng là thứ duy nhất tạo động lực cho anh theo đuổi đam mê bất chấp mọi định kiến từ gia đình và xã hội.

Tùng Họa Mi từng bị bố mẹ cấm cản kịch liệt đến với nghề caster, bởi gia đình hoàn toàn không hiểu Esports là gì, thậm chí còn nghĩ đây là trò đỏ đen. Tùng cũng từng dồn hết tiền tiết kiệm bao năm đi làm vào máy móc phục vụ công việc. Không ai cổ vũ, chẳng ai cho tiền. Chỉ có thứ duy nhất đưa anh đi xa tới ngày hôm nay, chính là tinh thần sống hết cỡ truyền đến từ tận sâu nội lực.

Tùng Họa Mi: Từ gamer giao tranh hết cỡ đến caster sống hết mình của Liên Quân Mobile - Ảnh 3.

Anh chàng sinh năm 1990 từng bị gia đình ngăn cản trở thành caster

Tinh thần "giao tranh hết cỡ, không bỏ lỡ" mà Castrol POWER1 đang truyền cảm hứng đến giới trẻ qua mùa giải năm nay, có ý nghĩa rất lớn với các game thủ đang đơn độc trên hành trình theo đuổi đam mê. Có rất nhiều gamer và cả caster theo nghề chỉ một đoạn đường rồi từ bỏ. Nhưng nếu nỗ lực không bỏ lỡ, họ có thể gặt hái được thành công đáng mơ ước, tạo dựng được bản sắc riêng, không học theo bất cứ hình mẫu nổi tiếng nào. Như Tùng - một gã "caster tay ngang" sống hết cỡ với cảm xúc của mình, từ pha bật khóc khi thấy đội tuyển Esports Việt Nam thất bại tại SEA Games 2019, những lần hét to nhất cả nước mỗi khi đội nhà lập chiến tích, cho đến kỷ niệm uống say rồi trải lòng thâu đêm với khán giả về nghề...

"Hiện nay, đã có nhiều gamer, caster và cả streamer thành công ngoài sức tưởng tượng, từ đó tạo dũng khí cho các bạn trẻ theo đuổi đam mê Esports, nhưng xã hội ngoài kia và hầu hết các bậc cha mẹ vẫn chưa thực sự có cái nhìn thiện cảm với công việc này. Mình cảm thấy rất vui khi dẫn mùa giải năm nay, lần đầu tiên thấy được một thương hiệu như Castrol POWER1 đứng ra cổ vũ, tiếp sức, truyền cảm hứng cho các bạn tiếp tục kiên trì trên con đường lắm gai hơn mật này", Tùng Họa Mi bộc bạch. Đồng thời, Tùng Họa Mi cũng cảm kích trước Castrol POWER1 trong việc tôn vinh tinh thần đồng đội thông qua giải thưởng "CASTROL POWER1 TEAM OF THE WEEK" cho đội tuyển xuất sắc nhất Đấu Trường Danh Vọng mùa Xuân 2021, hay cổ vũ tinh thần tăng tốc trong lượt về của mùa giải với sự kiện "Nạp năng lượng Castrol POWER1 lập chiến công đỉnh".

Bình luận viên AOV hàng đầu Việt Nam cũng cho hay, chất giọng "họa mi" của mình giờ đã khàn hơn nhiều, cổ họng bao lần stream liên tục 15 tiếng đến phát đau, nhưng nếu được chọn lại, Tùng vẫn chọn một lần sống hết cỡ với nghề caster. Giống như hành trình đổ đầy một bình nhớt Castrol POWER1 sánh vàng trước khi vít tay ga: nếu không chạy hết cỡ, bạn sẽ chẳng thể biết mình sẽ đi được bao xa...