Từng bị khinh miệt là đứa trẻ thiểu năng, người đàn ông này đã vượt qua định kiến, trở thành nhà phát minh đại tài nhờ yếu tố cực hiếm có trong ngày sinh

Nguyễn Phượng, Theo Thể Thao Văn Hoá 13:45 01/04/2023
Chia sẻ

Thomas Edison - nhà phát minh vĩ đại đem ánh sáng đến với nhân loại đã từng bị xã hội chế giễu là cậu bé thiểu năng trí tuệ.

Cậu bé thiểu năng trí tuệ trong mắt thầy giáo

Thomas Alva Edison sinh ngày 11/2/1847 tại Milan, Ohio (Mỹ), là con út trong gia đình có 7 anh chị em. Bố của ông, Samuel Edison, là chủ một quán rượu và buôn bán bất động sản. Mẹ ông, bà Nancy Edison, là một giáo viên. Năm 1854, gia đình ông chuyển tới Port Huron, Michigan do cha làm ăn thua lỗ.

Từ nhỏ Edison đã là một đứa trẻ ốm yếu. Vì tình trạng bệnh tật của cậu bé cộng thêm tài chính gia đình gặp khó khăn, 8 tuổi Edison mới bắt đầu đi học. Tuy nhiên ở lớp, Thomas Edison luôn bị giáo viên xem là "thiểu năng trí tuệ". Thậm chí, chính cha của cậu cũng cho rằng Edison có vấn đề về thần kinh và chậm phát triển, mãi tới 4 tuổi mới bắt đầu biết nói; bác sĩ gia đình thì e ngại rằng trí não của Edison bị tổn hại từ thuở lọt lòng.

Từng bị khinh miệt là đứa trẻ thiểu năng, người đàn ông này đã vượt qua định kiến, trở thành nhà phát minh đại tài nhờ yếu tố cực hiếm có trong ngày sinh - Ảnh 1.

Thomas Edison - nhà phát minh đại tài của thế giới từng bị coi là đứa trẻ đần độn

Cụ thể, Thomas Edison gặp nhiều khó khăn trong học tập bởi mắc chứng khó đọc. Rất ít người biết về chứng bệnh này vào thời điểm đó. Phải đến đầu những năm 1900, tức hàng chục năm sau khi Edison rời trường, những nghiên cứu đầu tiên về chứng khó đọc mới được thực hiện.

Trong cuốn tiểu sử Thomas Alva Edison: Nhà phát minh vĩ đại người Mỹ, tác giả Louise Betts có nhắc tới lý do Edison gặp vấn đề với phong cách giảng dạy ở trường.

Reverend G. Engle, thầy giáo của Edison đã cùng vợ mình dạy bọn trẻ nhớ bài bằng cách đọc to lên. Khi một đứa trẻ quên mất câu trả lời, hoặc không học thuộc đủ tốt, thầy Reverend đánh nó bằng roi da. Vợ ông cũng tán thành cách giáo dục này với suy nghĩ đòn roi sẽ giúp hình thành thói quen học tập cho bọn trẻ. Đòn roi của bà thậm chí còn nặng hơn cả chồng.

Edison không thể thích nghi được với phương pháp giảng dạy thô lỗ và thiếu tính linh hoạt. Cậu bé không thể học trong nỗi sợ hãi. Cậu cũng không thể ngồi yên và ghi nhớ.

Vào một ngày đẹp trời, khi cậu bé Thomas chạy từ trường về nhà và nói với mẹ: "Mẹ, thầy giáo bảo con đưa cho mẹ cái này".

Bà Nancy Elliott cẩn thận mở ra đọc, bên trong là lá thư của giáo viên chủ nhiệm gửi phụ huynh em Thomas. Bỗng nước mắt bà giàn giụa khiến cậu bé Thomas đứng ngẩn người ra vì kinh ngạc, cậu hỏi mẹ rằng thầy giáo đã viết gì trong đó? Ngập ngừng một lát, bà Nancy đọc to lá thư cho con trai mình:

"Con trai của ông bà là một thiên tài! Nhưng ngôi trường này quá nhỏ, các giáo viên của chúng tôi cũng không có đủ năng lực để dạy dỗ cậu bé. Bởi vậy, xin ông bà hãy tự kèm cặp con trai mình".

Sau đó, bà quyết định tự giáo dục cho con trai tại nhà. Được mẹ dạy dỗ, Edison nhanh chóng học đọc, viết và tính toán cơ bản. Việc học ở nhà và được học những thứ mình thích mà không phải tuân theo một giáo trình nào đã giúp Thomas phát triển khả năng tự học hỏi, điều đã giúp ích ông rất nhiều trong quãng thời gian về sau.

Qua bố mẹ của mình, việc đọc sách trở thành niềm đam mê của ông, đặc biết là các tạp chí về khoa học hiện đại cũng như tiểu thuyết. Điều này sau đó cũng đã ảnh hưởng tới cách ông nghiên cứu về những phát minh của mình khi Edison có thể ngồi nhiều ngày trong thư viện chỉ để tìm ra cách giải quyết vấn đề.

Từng bị khinh miệt là đứa trẻ thiểu năng, người đàn ông này đã vượt qua định kiến, trở thành nhà phát minh đại tài nhờ yếu tố cực hiếm có trong ngày sinh - Ảnh 2.

Người mẹ vĩ đại Nancy Edison

Nhiều năm sau đó, mẹ của Thomas đã qua đời, còn con trai bà thì trở thành một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 20, người được mệnh danh là "Thầy phù thủy ở Menlo Park" nhờ những sáng chế thiên tài cống hiến cho nhân loại. Một ngày khi Thomas xem lại những kỷ vật của gia đình, cậu vô tình nhìn thấy một tờ giấy gấp nhỏ được cất trong ngăn kéo bàn. Thomas tò mò đã mở ra đọc, trước mắt cậu chính là lá thư của thầy giáo năm nào. Trên đó viết:

"Con trai ông bà là đứa trẻ rối trí (tâm thần). Chúng tôi không thể chấp nhận cho trò ấy đến trường được nữa".

Thomas đã khóc hàng giờ sau khi đọc lá thư ấy. Về sau, cậu viết trong nhật ký rằng: "Thomas Alva Edison là một đứa trẻ rối trí, mà nhờ có một người mẹ anh hùng, cậu đã trở thành thiên tài của thế kỷ".

Con số chủ đạo dẫn dắt đam mê

Thần số học số 6 là hiện thân của trái tim. Nó đại diện cho tình yêu vô điều kiện và khả năng hỗ trợ, nuôi dưỡng và chữa lành. Đó là một lực lượng mạnh mẽ của lòng trắc ẩn và sự đồng cảm. Ánh sáng ấm áp của nó là ngọn hải đăng của hy vọng. Vai trò của nó là sử dụng trái tim và linh hồn của mình để phục vụ người khác.

Số 6 trong thần số học tỏa sáng trong mọi mối quan hệ đối tác, nhưng đặc biệt là tình cảm. Sự đồng cảm của nó làm cho người khác thoải mái buông bỏ cảnh giác, cởi mở và trung thực về cảm xúc của họ.

Từng bị khinh miệt là đứa trẻ thiểu năng, người đàn ông này đã vượt qua định kiến, trở thành nhà phát minh đại tài nhờ yếu tố cực hiếm có trong ngày sinh - Ảnh 3.

Nhà bác học Edison mang con số chủ đạo 6

Thần số học cho thấy người số 6 có khả năng thiên phú trong lĩnh vực sáng tạo. Họ mang trọng trách lớn trong cuộc sống để biến sáng tạo thành kết quả lớn. Song, những người có thể đạt được thành công ở mọi lĩnh vực phải đảm bảo điều kiện: Bắt buộc theo đuổi mục tiêu đến cùng, không bỏ cuộc cũng như sẽ không để những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến lòng quyết tâm của họ.

Edison cũng là người sở hữu số 6 chủ đạo. Ngày tháng năm sinh của ông cộng lại cho kết quả: 1+1+2+1+8+4+= 2+.

Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu của mình, ông đã làm qua rất nhiều công việc, nơi mang đến cho ông nhiều trải nghiệm, thêm kiến thức và tiền để phục vụ cho quá trình nghiên cứu của mình. Vị cha đẻ của bóng đèn đã từng làm trên tàu hoả, nhân viên điện tính và thậm chí còn tự lập được một tờ báo nhỏ có tên "The Weekly Herald".

"Tôi không thất bại. Chỉ là tôi đã tìm ra 10.000 cách không có tác dụng trong việc giải quyết vấn đề mà thôi… Điểm yếu lớn nhất của chúng ta là từ bỏ. Con đường chắc chắn nhất để đến thành công là luôn luôn cố gắng thêm một lần nữa" - Thomas Edison.

Edison là nhà bác học dựa vào khả năng làm việc chăm chỉ đến phi thường. Những người làm việc cùng Edison nói rằng, ông có khả năng tập trung làm việc một cách kì lạ, cho đến khi vấn đề ông tìm kiếm được giải pháp, ông không hề ngừng làm việc. Ngay cả khi già đi, cũng chẳng có gì là bất bình thường với Edison khi ông vẫn làm việc hơn 100 giờ mỗi tuần.

Trước khi sáng tạo ra bóng đèn để "chiếu sáng cả nhân loại", Thomas Edison thực sự đã thất bại hơn 10.000 lần nhưng ông vẫn tiếp tục. Ông học từ những thất bại và tiếp tục công việc của mình. Ông ghi chép cẩn thận các lần thất bại ấy. Cuối cùng ông đã được trả công.

Từng bị khinh miệt là đứa trẻ thiểu năng, người đàn ông này đã vượt qua định kiến, trở thành nhà phát minh đại tài nhờ yếu tố cực hiếm có trong ngày sinh - Ảnh 4.

Chúng ta thường muốn từ bỏ và dễ dàng từ bỏ khi thất bại, nhưng Edison không bao giờ nhìn thất bại theo cách đó. Thất bại dẫn dắt ông bước gần hơn đến thành công. "Từ bỏ khi thất bại là vì mọi người đã không nhận ra họ đang ở gần thành công"- Đó chính là quan niệm của Edison.

Suốt cuộc đời của mình, Thomas Edison đã để lại cho nhân loại 1500 phát minh và sáng chế. Bằng tình yêu, tính trách nhiệm, sự cân bằng từ bên trong của mình nhờ có số chủ đạo 6 mang lại, ông đã thực hiện được lý tưởng của bản thân, đưa nhân loại đến gần hơn với nền văn minh và cuộc sống tốt đẹp.

Có thể con số 6 đã mang đến cho Edison lòng trắc ẩn và sự thăng hoa tuyệt vời. Từ đó, cộng với sự quyết tâm và tài năng thiên phú đã giúp ông đạt được thành công không giới hạn.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày